Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" do Thủ tướng Chính phủ phát động đã và đang lan tỏa mạnh mẽ ở Cao Sơn, Tân Pheo, mang theo khát vọng về một cuộc sống an cư, no ấm cho nhiều hộ dân còn khó khăn.

Tại 2 xã vùng cao Cao Sơn và Tân Pheo, Phú Thọ (trước đây thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) phong trào ấy không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu hay lời kêu gọi, mà đã trở thành hiện thực sống động qua từng mái nhà mới, từng số phận được đổi thay.

Những căn nhà tạm bợ, dột nát của đồng bào dần trở thành những ngôi nhà vững chãi, khang trang dưới chân núi Sơn Phú, xã Cao Sơn, hay ở xã Tân Pheo vừa mới sáp nhập, mỗi mái ấm này đều là minh chứng cụ thể cho sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chung tay của cộng đồng và nỗ lực vươn lên của người dân.

Dưới chân núi xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn có một ngôi nhà nhỏ nhưng chứa đựng biết bao niềm vui, hy vọng và cả những giấc mơ đổi đời của một gia đình nghèo. Đó là ngôi nhà của vợ chồng anh Xa Văn Vọng và chị Đinh Thị Sen - một mái ấm từng trải qua bao năm tháng chật vật, thiếu thốn, từng phải đi ở nhờ, từng sống trong căn nhà tạm bợ, dột nát, mùa mưa thì nước tràn vào nhà, mùa Đông thì gió lùa lạnh buốt.

Anh Xa Văn Vọng, người đàn ông dân tộc Tày, mắc bệnh viêm đa khớp nhiều năm, sức khỏe yếu, chỉ có thể làm những việc nhẹ quanh nhà. Mọi gánh nặng mưu sinh, chăm lo cho các con đều dồn lên vai chị Sen - người phụ nữ nhỏ bé nhưng kiên cường, tảo tần. Cuộc sống của họ là chuỗi ngày lo toan, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học, mong một ngày có thể dựng được một mái nhà vững chãi, che mưa che nắng.

Những năm tháng ấy, với anh Vọng, chị Sen, mỗi mùa mưa bão là một lần nơm nớp lo sợ. "Có những đêm mưa to, nước dột khắp nhà, cả nhà phải dồn vào một góc, lấy áo mưa che cho các con ngủ. Có năm, nhà bị tốc mái, phải sang ở nhờ nhà họ hàng, lòng tủi thân lắm" - anh Vọng nhớ lại, giọng nghẹn ngào.

Căn bệnh viêm đa khớp khiến anh đau nhức triền miên, không thể làm nặng, chỉ quanh quẩn phụ giúp vợ con những việc lặt vặt. "Nhiều lúc nhìn vợ con vất vả, tôi chỉ biết động viên, tự nhủ phải cố gắng sống, cố gắng làm được gì thì làm, không để vợ con gục ngã" - anh tâm sự.

Sáng 13/4/2024, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình (cũ), Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương dự Lễ phát động Phong trào thi đua cả nước chung tay "xoá nhà tạm, nhà dột nát" trong năm 2025. Lễ phát động được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố. Trong ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho hộ gia đình ông Xa Văn Vọng, dân tộc Tày tại xã Cao Sơn. Sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp khởi công, đặt móng cho nhà anh Xa Văn Vọng. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Thế rồi, một ngày tháng 4/2024, niềm hy vọng đã đến với gia đình anh Vọng khi xã thông báo gia đình được chọn hỗ trợ xây nhà mới từ chương trình "Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động. Không chỉ vậy, ngôi nhà của vợ chồng anh Vọng, chị Sen còn là một trong số ít những ngôi nhà được chính Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp đến khởi công, đặt móng trong lễ phát động chương trình tại Hòa Bình năm ngoái.

Ngày Thủ tướng về tận nơi, cùng bà con đào móng, động viên, chia sẻ, cả gia đình anh Vọng vỡ òa trong niềm vui, niềm tự hào. "Tôi không dám tin vào mắt mình. Được Thủ tướng về tận nhà, bắt tay, hỏi han, động viên, tôi xúc động lắm. Đó là động lực lớn để cả gia đình cố gắng vươn lên -" anh Vọng kể lại, ánh mắt rạng ngời hạnh phúc.

Chỉ sau vài tháng, căn nhà mới khang trang, kiên cố đã hoàn thành, thay thế cho mái nhà cũ xiêu vẹo, dột nát. Ngày khánh thành, cả xóm Sơn Phú rộn ràng, ai cũng vui lây niềm vui của gia đình anh Vọng.

Niềm vui ấy chưa dừng lại ở đó. Sáng 29/9/2024, trong chuyến công tác tại Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính lại trở lại thăm gia đình anh Vọng, tận mắt chứng kiến thành quả của chương trình, chia sẻ niềm vui với gia đình. "Được Thủ tướng đến khởi công đã là niềm vinh dự lớn, sau đó lại được Thủ tướng trở lại thăm nhà mới, gia đình tôi thực sự hạnh phúc và tự hào. Đó là kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời tôi" - anh Vọng xúc động nói.

Trong gian giữa nhà, vợ chồng anh Vọng, chị Sen treo trang trọng một tấm ảnh khổ lớn in hình Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm nhà. Đối với vợ chồng anh, đó không chỉ là kỷ vật quý giá mà còn là nguồn động viên, nhắc nhở cả gia đình luôn nỗ lực vươn lên, sống xứng đáng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng. "Mỗi sáng thức dậy, nhìn lên tấm ảnh Thủ tướng đến thăm, tôi lại có thêm động lực vượt qua bệnh tật, cùng gia đình tăng gia sản xuất, cải thiện cuộc sống. Các con tôi cũng chăm ngoan, học hành tiến bộ hơn, không còn mặc cảm vì nhà cửa tạm bợ như trước" - chị Sen chia sẻ.

Từ ngày có nhà mới, gia đình anh Vọng, chị Sen yên tâm làm ăn, các con có chỗ học hành, sinh hoạt đàng hoàng. Họ biết ơn Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ, sẻ chia. "Nếu không có chương trình này, không biết đến bao giờ gia đình tôi mới có được mái nhà vững chắc như hôm nay" - anh Vọng nói, giọng nghẹn lại vì xúc động.

Bà Trần Thị Oanh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cao Sơn nói: "Câu chuyện của gia đình anh Xa Văn Vọng, chị Đinh Thị Sen là minh chứng sống động cho ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chương trình "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát". Đó không chỉ là một mái nhà mới, mà còn là niềm tin, hy vọng, là động lực để những người nghèo, người yếu thế vươn lên, vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới".

Bà Oanh cho biết thêm, từ khi phong trào được Thủ tướng Chính phủ phát động, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Cao Sơn đã khảo sát, thống kê và giải ngân 100% tiền hỗ trợ cho 50 hộ trong diện được hưởng, phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn xã vào ngày 20/7. Có thể khẳng định rằng, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát do Chính phủ phát động là một phong trào hết sức nhân văn, ý nghĩa bởi đó là cơ hội cho các gia đình yếu thế, còn khó khăn về kinh tế được hỗ trợ để có được ngôi nhà, ổn định cuộc sống, để từ đó xây dựng hạnh phúc gia đình. Giờ đây, ở đâu khi người dân được hỏi đến cũng rất vui mừng, cũng nói cảm ơn Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã giúp đỡ bà con an cư lạc nghiệp, từng bước vươn lên thoát nghèo…"

Đến Tân Pheo, phóng viên báo Thể thao và Văn hóa được đoàn cán bộ xã do bà Xa Thị Mai Ườm, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã đưa đến thăm ngôi nhà mới của ông Lường Văn Ín ở xóm Than. Đây là căn nhà được xây dựng từ nguồn kinh phí hỗ trợ 60 triệu đồng theo Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, dành riêng cho các hộ người có công

Ông Ín đi làm rẫy từ sáng sớm nên tiếp đoàn cán bộ và phóng viên chỉ có chị Lò Thị Thảo, con dâu của ông.

Chị Thảo xúc động kể về những ngày tháng cả gia đình phải sống trong căn nhà cũ đã xuống cấp, dột nát, mùa mưa thì nước tràn vào, mùa đông gió lùa lạnh buốt. Ông Ín tuổi cao, sức yếu, lại mang thương tật, cuộc sống càng thêm vất vả. “Chúng tôi từng nghĩ không biết đến bao giờ mới có thể dựng được một mái nhà vững chắc cho cả gia đình,” chị Thảo nghẹn ngào.

Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, gia đình ông Ín đã được hỗ trợ xây dựng ngôi nhà mới khang trang, kiên cố. Đoàn cán bộ xã Tân Pheo không chỉ mang đến lời động viên, mà còn là sự tri ân sâu sắc đối với những đóng góp, hy sinh của ông Ín cho quê hương, đất nước. 

Bà Xa Thị Mai Ườm nhấn mạnh, việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ người có công là trách nhiệm, cũng là tình cảm của toàn xã hội, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, góp phần giúp các gia đình ổn định cuộc sống, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng.

Ngôi nhà mới không chỉ là nơi che mưa che nắng, mà còn là minh chứng cho sự quan tâm, sẻ chia của cộng đồng đối với người có công và những gia đình còn nhiều khó khăn. Đó cũng là động lực để gia đình ông Ín tiếp tục vươn lên, nuôi dạy con cháu trưởng thành, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, nghĩa tình.

Ngôi nhà mới không chỉ là nơi che mưa che nắng, mà còn là minh chứng cho sự quan tâm, sẻ chia của cộng đồng đối với người có công và những gia đình còn nhiều khó khăn. Đó cũng là động lực để gia đình ông Ín tiếp tục vươn lên, nuôi dạy con cháu trưởng thành, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, nghĩa tình.

Sau khi xã Tân Pheo được thành lập trên cơ sở hợp nhất từ các xã Đồng Chum, Giáp Đắt và Tân Pheo cũ, địa bàn rộng lớn, giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống người dân còn nhiều thử thách.

Thực hiện Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Mặt trận Tổ quốc xã Tân Pheo đã nỗ lực rất nhiều để triển khai hiệu quả chủ trương này. Một trong những bước quan trọng là việc kết nối và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức tại địa phương như Ban Công tác Mặt trận, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, các đoàn thể xã hội. Xã đã tổ chức các cuộc họp để rà soát, lập danh sách các hộ gia đình có nhu cầu xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở. Công tác này được thực hiện rất nghiêm túc, kỹ lưỡng, từ việc xác định các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất, đến việc phân tích, đánh giá tình trạng thực tế của từng hộ dân theo tiêu chí. Đồng thời, xã cũng xây dựng các phương án cụ thể cho từng hộ, có thể là sửa chữa nhà ở hoặc xây dựng mới, đảm bảo không gian sống phù hợp với điều kiện và nhu cầu của từng gia đình.

Bên cạnh đó, chính quyền xã Tân Pheo đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ về mục đích của phong trào và lợi ích của việc xây dựng một ngôi nhà kiên cố, đảm bảo cuộc sống ổn định. Mặt trận Tổ quốc xã đã phối hợp với các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp để kêu gọi hỗ trợ vật liệu xây dựng và kinh phí cho các gia đình có nhu cầu. 

Dù còn nhiều khó khăn về địa lý, kinh tế, xã Tân Pheo vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát, coi đây là giải pháp quan trọng để cải thiện điều kiện sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Chia sẻ với phóng viên Thể thao và Văn hóa, bà Xa Thị Mai Ườm, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tân Pheo cho biết: “Về mặt địa lý, xã rộng và giao thông đi lại khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc vận động, kết nối và tiếp cận các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ sống ở những khu vực xa xôi, khó tiếp cận. Thêm vào đó, việc huy động nguồn lực cho chương trình cũng gặp không ít thách thức do nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo kinh tế còn khó khăn, không có khả năng đóng góp hoặc vay mượn”.

Tuy nhiên, bà Ườm khẳng định, MTTQ xã đã nỗ lực vượt qua những khó khăn này bằng cách tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ về mục đích của phong trào và lợi ích của việc xây dựng một ngôi nhà kiên cố, đảm bảo cuộc sống ổn định. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc xã đã phối hợp với các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm, cũng như các doanh nghiệp để kêu gọi hỗ trợ vật liệu xây dựng và kinh phí cho các gia đình có nhu cầu.

Câu chuyện của gia đình anh Xa Văn Vọng, chị Đinh Thị Sen ở Sơn Phú hay nỗ lực của xã Tân Pheo chỉ là những lát cắt tiêu biểu trong bức tranh lớn về phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở 2 xã vùng cao nói trên. Thực tế, những năm qua, cùng với việc chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông, huyện Đà Bắc (cũ) đã xác định xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Theo thống kê, huyện vùng cao Đà Bắc trước đây có 17 đơn vị hành chính (16 xã, 1 thị trấn) với 122 xóm, tiểu khu. Dân số toàn huyện gần 59,9 nghìn người, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 89%, chủ yếu là 5 dân tộc: Tày, Mường, Dao, Thái, Kinh. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 18,13%. Địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, thiên tai thường xuyên xảy ra, khiến cuộc sống của người dân nơi đây vốn đã vất vả lại càng thêm chật vật.

Năm 2024, tổng số nhà tạm trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh Hòa Bình (cũ) ra quyết định hỗ trợ và đề xuất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hỗ trợ là 2.387 nhà, trong đó 1.782 nhà xây mới và 605 nhà sửa chữa. Trong năm qua, huyện đã hỗ trợ được 923 hộ, gồm: 672 hộ xây mới, 251 hộ sửa chữa (nguồn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hỗ trợ là 270 hộ xây mới; nguồn của UBND tỉnh hỗ trợ xây mới 402 nhà và sửa chữa 251 nhà).

Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người nghèo thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài huyện. Mỗi cuộc vận động, mỗi chương trình đều có mục tiêu rõ ràng, phương thức vận động đa dạng, phù hợp với từng đối tượng. Do đó, mục tiêu của chương trình đề ra cơ bản được thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả, nhận được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

Theo dự kiến, trong năm 2025, tổng số hộ cần hỗ trợ xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Đà Bắc cũ (nay là các xã: Đà Bắc, Đức Nhàn, Quy Đức, Tân Pheo, Tiền Phong, Cao Sơn) là 1.464 hộ, gồm: 1.110 hộ xây mới, 354 hộ sửa chữa. Để thực hiện mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, các cấp, các ngành trong huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về chủ trương thực hiện chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Huy động, kêu gọi tham gia đóng góp kinh phí hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, đóng góp ngày công lao động từ cộng đồng dân cư và cán bộ, công chức để thực hiện chương trình đạt hiệu quả.

Cùng với nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát, huyện cũng sẽ tập trung chăm lo tốt cho đời sống của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo; phối hợp với các ngành chức năng để có thêm những nguồn lực hỗ trợ cho các trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở các xã đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền, sự đồng lòng của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, cùng sự chung tay của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, cộng đồng. Mỗi ngôi nhà mới được dựng lên là một câu chuyện đẹp về sự sẻ chia, đoàn kết, là nền tảng để người dân an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo.

Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng nhà ở, chương trình còn gắn với các hoạt động hỗ trợ sinh kế, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Các hộ được hỗ trợ nhà ở còn được tư vấn, hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, tham gia các lớp tập huấn về phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ đó, nhiều gia đình đã từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link