Cột cờ Quốc gia Lũng Cú - Nơi non sông gửi trọn hồn thiêng dân tộc

19/04/2025 12:08 | Du lịch
Minh Tâm/TTXVN

Nằm sừng sững trên đỉnh núi Rồng, giữa đại ngàn núi đá tai mèo trập trùng của Cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), Cột cờ Quốc gia Lũng Cú không chỉ là điểm cực Bắc thiêng liêng của Tổ quốc, còn là biểu tượng hào hùng của chủ quyền quốc gia. Nơi đây, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong gió đại ngàn, ghi dấu bao thế hệ người Việt đổ mồ hôi, xương máu gìn giữ từng tấc đất cha ông để lại.

Cột cờ - Dấu ấn khẳng định chủ quyền

Lũng Cú - tên gọi đã in đậm trong tâm khảm mỗi người con đất Việt mang trong mình nhiều truyền thuyết thi vị. Có giả thuyết cho rằng, “Lũng Cú” là cách gọi chệch của “Long Cư”, nghĩa là nơi Rồng ở. Đỉnh núi cao nhất của vùng đất này được gọi là núi Rồng, gợi lên hình ảnh linh thiêng giữa trời đất. Một cách lý giải khác, theo tiếng Mông, “Lũng Cú” nghĩa là “Lũng Ngô”, bởi nơi đây từng là cánh đồng ngô xanh rì trù phú. Cũng có truyền thuyết kể rằng, Lũng Cú là tên vị thủ lĩnh người Lô Lô có công khai khẩn, giữ gìn vùng đất biên cương suốt bao đời.

Người dân nơi đây truyền nhau câu chuyện cảm động về đôi “mắt Rồng”. Trước khi bay về trời, Rồng tiên thương cảm trước cảnh dân làng thiếu nước nên đã để lại đôi mắt hóa thành hai hồ nước ngọt bên sườn núi - một ở bản Thèn Pả của người Mông, một ở bản của người Lô Lô. Dù mùa khô hạn có khắc nghiệt đến đâu, hai hồ nước ấy vẫn không bao giờ cạn, trở thành nguồn sống bao đời của cư dân vùng cao.

Cột cờ Quốc gia Lũng Cú - Nơi non sông gửi trọn hồn thiêng dân tộc - Ảnh 1.

Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú, còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Theo dòng lịch sử, Cột cờ Lũng Cú được cho là có từ thời Lý, khi Thái úy Lý Thường Kiệt tiến quân trấn ải biên thùy và cắm cờ khẳng định chủ quyền nơi đỉnh núi Rồng. Đến thời Tây Sơn, vua Quang Trung cho lập đồn gác, đặt trống đồng đánh vang mỗi canh để khẳng định đất trời đã có người canh giữ. Năm 1887, thực dân Pháp và nhà Thanh từng mưu toan cắt đất Lũng Cú, nhưng trước sự kiên cường của nhân dân, mảnh đất thiêng ấy vẫn hiên ngang thuộc về non sông Việt Nam.

Năm 1978, Đồn Công an nhân dân vũ trang Lũng Cú (nay là Đồn Biên phòng Lũng Cú) đã cho dựng cột cờ đầu tiên bằng cây sa mộc cao 12m, treo lá cờ 1,2m². Đến năm 2000, chính quyền tỉnh Hà Giang xây dựng cột cờ kiên cố bằng bê tông, và đến năm 2010, công trình được trùng tu hoàn thiện với tổng chiều cao 34,85m, mô phỏng theo Cột cờ Hà Nội.

Trung tá Kim Xuân Giang, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Lũng Cú chia sẻ: Mỗi cán bộ, chiến sỹ nơi đây đều hiểu rằng, giữ vững chủ quyền biên giới không chỉ bằng súng đạn, mà bằng cả trái tim và tình yêu đất nước. Lá cờ trên đỉnh Lũng Cú là niềm tự hào, là lời nhắc nhở mỗi cán bộ, chiến sỹ Biên phòng không ngừng về trách nhiệm thiêng liêng với từng tấc đất quê hương.

Phần thân cột mang hình bát giác, được gắn 8 mặt trống đồng và 8 bức phù điêu bằng đá xanh, khắc họa các giai đoạn lịch sử dân tộc cùng đời sống văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Hà Giang. Để chạm tay vào cột cờ, du khách phải vượt qua 839 bậc thang chia làm ba chặng. Trên đỉnh cao, lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m², tượng trưng cho 54 dân tộc anh em tung bay giữa bầu trời xanh thẳm, như tuyên ngôn hùng hồn về một Việt Nam độc lập, thống nhất, trường tồn.

Trong dịp về nguồn và đón nhận lá cờ Tổ quốc được treo tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, để trưng bày tại phòng truyền thống của nhà trường, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội không giấu được niềm xúc động khi chứng kiến lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa đất trời biên cương trong tiếng Quốc ca hào hùng vang vọng. “Khoảnh khắc lá cờ được kéo lên, tôi cảm thấy một sự thiêng liêng đến nghẹn ngào. Giữa không gian linh thiêng nơi địa đầu Tổ quốc, mọi lo toan đời thường dường như tan biến, chỉ còn lại niềm tự hào và tình yêu sâu sắc dành cho đất nước Việt Nam thân yêu” - Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Hải.

Với những du khách từ phương xa, hành trình đến Lũng Cú không chỉ là cuộc viễn du, còn là hành trình đi tìm bản ngã dân tộc. Chị Nguyễn Thị Mai Hương, du khách đến từ tỉnh Cà Mau chia sẻ: "Tôi đã đi qua gần 2.500km để được đứng ở đây - nơi địa đầu Tổ quốc. Khi ngẩng đầu nhìn lá cờ đỏ sao vàng bay trên đỉnh núi, tôi thực sự thấy lòng mình lắng lại. Xa xôi là thế mà gần gũi đến lạ thường".

Một điểm đến - Một niềm tự hào

Cột cờ Lũng Cú không chỉ là điểm du lịch, còn là chốn thiêng liêng bao người dân Việt mong được một lần đặt chân tới. Dưới chân cột là Nhà lưu niệm - nơi lưu giữ những vật dụng truyền thống của đồng bào bản địa. Không xa là Trạm Biên phòng Lũng Cú - lực lượng "gác cổng" tiền tiêu của Tổ quốc, ngày đêm canh giữ biên cương.

Lá cờ trên đỉnh cột được thay định kỳ 7-10 ngày/lần để đảm bảo luôn tươi mới, bởi gió vùng cực Bắc rất mạnh. Với mỗi cán bộ, chiến sĩ biên phòng, đó không đơn thuần là nhiệm vụ, mà là nghi lễ trang nghiêm, gửi gắm lòng yêu nước, niềm tin, khát vọng bảo vệ non sông.

Ngày 18/11/2009, Cột cờ Lũng Cú được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia - như một lời khẳng định về giá trị trường tồn cả về lịch sử, văn hóa và tâm linh của biểu tượng thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc.

Cùng với sức hút mạnh mẽ từ vẻ đẹp hùng vĩ và giá trị lịch sử sâu sắc, lượng khách du lịch đến với Hà Giang ngày một tăng nhanh qua từng năm. Riêng tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, mỗi ngày đón hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước. Người già, trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên, những đoàn cựu chiến binh hay bạn bè quốc tế… tất cả đều tìm về nơi đây để lắng nghe nhịp đập của hồn thiêng sông núi, để thấy rõ hơn ý nghĩa của hai tiếng "Tổ quốc" giữa miền trời lộng gió.

Tin cùng chuyên mục

Dư địa lớn để du lịch Lào Cai tăng tốc

Dư địa lớn để du lịch Lào Cai tăng tốc

Du lịch Lào Cai tiếp tục ghi nhận tín hiệu tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025, đặc biệt là sự gia tăng ổn định ở cả hai phân khúc là khách có lưu trú và khách trải nghiệm.

Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ

Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ

Từ bao đời nay, ruộng bậc thang không chỉ là nơi canh tác phù hợp với địa hình miền núi, mà còn là biểu tượng sống động cho sự kết tinh giữa con người và thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc.

Thanh Hóa siết chặt công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản

Thanh Hóa siết chặt công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản

Thanh Hóa là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời với một kho tàng các di sản văn hóa, các hiện vật, tư liệu lịch sử đồ sộ, có giá trị cao.

Giang Tô (Trung Quốc) mùa hoa sen nở

Giang Tô (Trung Quốc) mùa hoa sen nở

Hoa sen nở rộ ở nhiều địa phương của Trung Quốc, thu hút du khách tới chiêm ngưỡng và thưởng thức bầu không khí dịu mát hương sen.

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Với kho tàng y học cổ truyền phong phú, tài nguyên dược liệu quý giá và sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để phát triển du lịch y học cổ truyền, biến di sản văn hóa này thành một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Sáng Chủ nhật hàng tuần, thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) trở nên sôi động và nhộn nhịp khi chợ phiên Bắc Hà bắt đầu họp.

Chương trình “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu”: Thúc đẩy du lịch, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Chương trình “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu”: Thúc đẩy du lịch, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 3/7, tại Hà Nội, chương trình giao lưu, giới thiệu văn hóa và du lịch tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) với chủ đề “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu - Hòa âm Việt - Trung” được tổ chức trong khuôn khổ Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025, hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Đưa di văn Hán Nôm vùng đất Cố đô vươn tầm quốc tế

Đưa di văn Hán Nôm vùng đất Cố đô vươn tầm quốc tế

Hệ thống văn khắc Hán Nôm trên vách đá ở núi Non Nước không chỉ là minh chứng sinh động cho sự hiện diện và phát triển của di văn Hán Nôm tại vùng đất Cố đô mà còn là biểu tượng độc đáo của sự giao thoa tinh tế giữa nghệ thuật điêu khắc, văn chương, phản ánh sâu sắc đời sống văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử dân tộc.

Tin mới nhất

Dư địa lớn để du lịch Lào Cai tăng tốc

Dư địa lớn để du lịch Lào Cai tăng tốc

Du lịch Lào Cai tiếp tục ghi nhận tín hiệu tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu...

Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ

Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ

Từ bao đời nay, ruộng bậc thang không chỉ là nơi canh tác phù hợp với địa hình...

Thanh Hóa siết chặt công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản

Thanh Hóa siết chặt công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản

Thanh Hóa là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời với một kho tàng các di...

Giang Tô (Trung Quốc) mùa hoa sen nở

Giang Tô (Trung Quốc) mùa hoa sen nở

Hoa sen nở rộ ở nhiều địa phương của Trung Quốc, thu hút du khách tới...

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Y học cổ truyền Việt Nam: 'Mỏ vàng' cho du lịch sức khỏe

Với kho tàng y học cổ truyền phong phú, tài nguyên dược liệu quý giá và sự ủng...

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Khám phá chợ phiên Bắc Hà - nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng cao

Sáng Chủ nhật hàng tuần, thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) trở nên sôi động và nhộn nhịp khi...

Chương trình “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu”: Thúc đẩy du lịch, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Chương trình “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu”: Thúc đẩy du lịch, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 3/7, tại Hà Nội, chương trình giao lưu, giới thiệu văn hóa và du lịch tỉnh Hà...

Đưa di văn Hán Nôm vùng đất Cố đô vươn tầm quốc tế

Đưa di văn Hán Nôm vùng đất Cố đô vươn tầm quốc tế

Hệ thống văn khắc Hán Nôm trên vách đá ở núi Non Nước không chỉ là minh chứng...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở khu phố cổ Hà Nội sau sắp xếp

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở khu phố cổ Hà Nội sau sắp xếp

Sau sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp, phường Hoàn Kiếm và phường Cửa Nam...

10 năm Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai

10 năm Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai

Ngày 3/7/2015, tại kỳ họp lần thứ 39 của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra ở Bonn...

90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link