Trên chuyến đi ấy có nhà báo Nguyễn Viết Thái, là phóng viên phụ trách mảng nội chính, quân đội của báo Phú Khánh, và ông đã ghi lại những hình ảnh quý giá về cuộc sống của những chiến sĩ ở Trường Sa những ngày tháng ấy. Những người lính mà theo miêu tả của nhà báo Nguyễn Viết Thái là “thiếu thốn nhiều thứ, lưng đội nắng cháy, đối mặt với sóng dữ, vô vàn hiểm nguy nhưng vẫn lạc quan, lãng mạn vô cùng”.
Các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn (năm 1988 còn gọi là đảo Trường Sa)
Xin gửi đến quý độc giả những hình ảnh về cuộc sống, chiến đấu với những gian khổ, hiểm nguy, khó khăn của những người lính đảo đang ngày đêm bảo vệ đảo xa nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc thân yêu 30 năm trước. Bản quyền toàn bộ hình ảnh thuộc về nhà báo Nguyễn Viết Thái.
Ngày 4/5/1988, khởi hành từ Cam Ranh (Khánh Hòa) trên 2 tàu 961 và 861. Trong đó, tàu 961 chở đoàn phóng viên, quay phim, văn công, nhạc sĩ và một số sĩ quan các binh chủng còn tàu 861 chở Đại tướng Lê Đức Anh (khi ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và Đô đốc Giáp Văn Cương (Tư lệnh Hải quân) cùng nhiều sĩ quan cao cấp của các binh chủng.
Sau hành trình hơn 250 hải lý, đến 8 giờ ngày 6/5, đoàn đến điểm đầu tiên của chuyến công tác, đó là đảo Đá Lát. Tại đây, nhà báo Nguyễn Viết Thái đã chụp được bức ảnh này và đặt tên là “Chiến sĩ trẻ trên đảo Đá Lát”. “Đây là một trong những bức hình tôi tâm đắc nhất chuyến đi, vì nó thể hiện được sự lạc quan của những người lính trẻ trước nắng cháy đảo xa và vô vàn hiểm nguy nơi đầu sóng, ngọn gió” - Nhà báo Nguyễn Viết Thái chia sẻ.
Những người lính đào công sự trên đảo Trường Sa Lớn. Tinh thần sẵn sàng chiến đấu luôn được đề cao,…
…điều đó thể hiện ở những bữa cơm vội vã ngay trên mâm pháo như thế này.
Tháng 5/1988, toàn cảnh đảo Phan Vinh – hòn đảo mang tên người thuyền trưởng tàu không số.
Đại tướng Lê Đức Anh (đeo kính, ngồi giữa) và Đô đốc Giáp Văn Cương (ngoài cùng, bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng các chiến sĩ trên đảo Phan Vinh.
Chiến sĩ trên đảo Phan Vinh dùng lưới bắt cá.
Toàn cảnh đảo Thuyền Chài. Từ trái qua là nhà cao chân (cách gọi của lính đảo), làm bằng gỗ với các chân bằng gỗ, rộng chừng 30m2, lợp mái tôn, sàn ghép gỗ. Tiếp theo là nhà lâu bền thế hệ đầu tiên, làm bằng đá chẻ. Cuối cùng là một chiếc xà lan (anh em lính đảo khi ấy thường gọi là pông – tông), được neo chặt xuống rặng san hô bằng nhiều chiếc mỏ neo, mỗi cái nặng 1 tấn. Trên pông-tông có khoang chứa thực phầm, không gian sinh hoạt và nhiều dụng cụ khác.
Lễ chào cờ đầu tuần trên đảo Thuyền Chài, được tổ chức trên pông-tông của đảo.
Đô đốc Giáp Văn Cương thị phạm trong một buổi tập bắn đạn thật.
Lính đảo giải trí và tránh cái nắng cháy da tại tầng dưới của nhà cao chân trên đảo Thuyền Chài. Giải trí khi đó chỉ có nghe băng cát-xét, đánh đàn hoặc đọc thư, đọc báo… “Mỗi tờ báo ra đến đảo là anh em chuyền tay nhau đọc đến nát tờ báo vì cả năm mới có vài chuyến tàu ra thăm đảo đem theo thực phẩm, thư từ, sách báo…” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái nhớ lại.
Mỗi chuyến thăm đảo đều có các đội chiếu video đi theo để phục vụ lính đảo. Xem video thời đó là một món giải trí “xa xỉ” của của các chiến sĩ Trường Sa.
Lau chùi, bảo quản vũ khí dưới cái nắng gay gắt và sóng biển ầm ào của Trường Sa.
Anh em chiến sĩ các đảo chìm khi ấy sống và chiến đấu tại các nhà cao chân như thế này. “Chẳng khác gì một chiếc lá mong manh trước bão tố, sóng dữ đại dương” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái miêu tả. Ảnh chụp tại đảo Đá Đông, tháng 5/1988.
Sau nhà cao chân, một số đảo, điểm đảo được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Chính phủ để xây dựng nhà đá chẻ (nhà lâu bền thế hệ thứ nhất). Trong ảnh: Xây dựng nhà đá chẻ tại đảo Tiên Nữ.
Anh em chiến sĩ công binh tắm rửa sau 1 ngày trần mình dưới nắng cháy và sóng biển. Ở Trường Sa khi ấy, tắm nước ngọt là một điều xa xỉ…
… và những bữa cơm đạm bạc để chuẩn bị cho một ngày mai căng mình với đá hộc, nắng cháy.
Cố nhạc sĩ Xuân An (người đang ôm đàn, tác giả bài hát “Mưa Trường Sa”) và ca sĩ Thanh Thanh – đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, hát cho chiến sĩ Trường Sa nghe bên mâm pháo.
Ca sĩ Thanh Thanh vừa hát, vừa tranh thủ khâu áo cho anh em lính đảo.
Giữa lúc ca khúc 'Nơi đảo xa' đang được giới trẻ cả nước tìm nghe và chia sẻ trên các trang nghe nhạc online, thì tác giả của bài hát được xem như “đảo ca” của Hoàng Sa, Trường Sa - nhạc sĩ Thế Song, vừa vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo…
XSMN 4/5: Xổ số miền Nam ngày 4/5/2025 gồm các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang và Đà Lạt. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay Chủ Nhật ngày 4/5 trên Thethaovanhoa.vn.
Kỳ nghỉ "Tuần lễ Vàng" hàng năm của Nhật Bản bắt đầu vào ngà 3/5, nhưng tình trạng phát và giá khách sạn tăng vọt do lượng khách du lịch quốc tế cao kỷ lục đã khiến người dân trong nước ít mặn mà hơn với việc xách ba lô lên đường.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong nỗ lực nâng cao nhận thức về chứng tự kỷ và những thách thức mà người tự kỷ phải đối mặt, một cậu bé 15 tuổi người Nigeria đã lập Kỷ lục Guinness Thế giới về bức tranh vải nghệ thuật lớn nhất thế giới.
Ngày 3/5, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước hoạt động của Trung Quốc và Philippines tại khu vực đá Hoài Ân, đá Tri Lễ và đá Cái Vung thuộc quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025), sáng 3/5/2025, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, tặng quà thương binh Nguyễn Xuân Viên (cựu tù Côn Đảo) và gia đình bà Võ Thị Thanh (thân nhân liệt sĩ Lê Nhiên) ở Khu dân cư số 7, huyện Côn Đảo.
XSBP 3/5: Xổ số Bình Phước được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Bình Phước. Kết quả xổ số miền Nam được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSHG 3/5: Xổ số Hậu Giang được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Hậu Giang. Kết quả xổ số miền Nam được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSHCM 3/5: Được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Thành phố Hồ Chí Minh, quay thưởng vào lúc 16h10 thứ Hai và thứ Bảy hàng tuần. Kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSMN 3/5: Xổ số miền Nam ngày 3/5/2025 gồm các tỉnh TP.HCM, Long An, Bình Phước và Hậu Giang. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Bảy ngày 3/5 trên Thethaovanhoa.vn.
Sáng 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) hôm nay (3/5) đã ra quyết định liên quan đến CLB Phú Thọ – đội bóng vừa bị FIFA giáng xuống hạng Ba do liên quan đến tiêu cực và dàn xếp tỷ số.
Với bàn thắng quý như vàng đưa CAHN vào chung kết ASEAN Club Championship 2024/25, Bùi Hoàng Việt Anh một lần nữa khiến nhiều CĐV nhớ đến anh như một trong những trung vệ hàng đầu của bóng đá Việt Nam hiện tại. Cầu thủ gây ấn tượng với vẻ ngoài điển trai đang góp phần quan trọng giúp CAHN duy trì mục tiêu giành cú ăn ba danh hiệu mùa này.
"Lật mặt 8: Vòng tay nắng" của Lý Hải đã hơn 120 tỷ đồng còn "Thám tử Kiên" của Victor Vũ cũng vượt con số 104 tỷ đồng. Nhưng cuộc đua chưa ngã ngũ bởi hiệu ứng truyền thông của đạo diễn Việt kiều đang tốt hơn.
The Accountant 2 (Mật danh: Kế toán 2) đang trở thành tâm điểm chú ý của khán giả, đặc biệt là những ai đam mê thể loại hành động kết hợp tâm lý tội phạm. Sự tái xuất của "Người Dơi" Ben Affleck sau thời gian dài vắng bóng, mang đậm tâm huyết của chính anh hơn cả phần đầu tiên.
Bộ phim truyện "Vầng trăng thơ ấu" về thời niên thiếu của Bác Hồ và những năm tháng Người sống ở kinh thành Huế sẽ được chiếu trong Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).