Cộng đồng người Việt ở nước Anh theo thống kê có khoảng 40.000 người, sống tập trung ở Hackney và Deptford. Nhìn chung họ đều có cuộc sống ổn định, hội nhập tốt đời sống kinh tế địa phương với hàng trăm công việc khác nhau. Song dấu ấn lớn nhất của cộng đồng người Việt có lẽ là những cửa hàng phở nằm rải rác quanh thủ đô London.
Không chỉ trở thành món ăn đặc trưng của người Việt, phở còn thu hút nhiều người nước ngoài với tên gọi nguyên bản của nó. Tại London, mỗi khi nhắc tới “phở” có lẽ phải nói tới chuỗi nhà hàng “chuyên phở” đầu tiên có tên “Pho” đã thành công khi khởi sự kinh doanh món ăn này. Tuy nhiên, cha đẻ của “Pho” không phải người gốc Việt mà là cặp vợ chồng người Mỹ sinh sống lâu năm ở Anh. Đó là chị Juliette và anh Stephen Wall. Năm 2004, họ sang du lịch Việt Nam và tại đây, hai người đã bị món phở bình dân trên đường phố mê hoặc. Họ cảm thấy hương vị đường phố ấy quyến rũ thực khách hơn là hương vị trong những nhà hàng sang trọng. Từ cảm nhận này, Juliette và Stephen Wall quyết định đưa phở Việt sang Anh nhưng vẫn mang theo hương vị đường phố. Năm 2005, với chiến lược giá cả phải chăng và nhắm tới “thị trường bữa trưa”, họ mở nhà hàng “Pho” đầu tiên trên đường St. John ở Clerkenwell cùng với câu slogan khá ngộ nghĩnh “Vietnam in a Bowl” (Việt Nam trong một chiếc tô). Ban đầu, họ thuê một đầu bếp người Việt nấu theo thực đơn do họ đặt sẵn. “So với ẩm thực của các nước khu vực Đông Nam Á, chúng tôi vẫn thích đồ ăn Việt Nam hơn”. “Chúng không quá cay, không nhiều mỡ, đồ ăn và các món đi kèm lại tươi hơn. Chúng tôi có nhiều khách quen và nhiều người ăn đến năm lần phở/tuần lễ” Juliette nói. Hiện tại, “Pho” đã có tới 4 nhà hàng và tiếp tục ấp ủ tham vọng mở một nhà hàng thứ 5 tại khu sang trọng ở Soho. Bây giờ, với nhiều người ở London, bữa trưa hay bữa tối của họ là một tô phở giá khoảng 6-7 bảng Anh và một ly cà phê sữa đá giá 1,5 bảng Anh.
Trong khi ấy, nằm đối diện chợ Camden Lock khá nổi tiếng ở London, một quán ăn Việt mang tên Thanh Bình cũng thu hút nhiều khách nhờ món phở bò gia truyền. Chủ cửa hàng là bà Đoàn Thị Bình, 50 tuổi, quê tỉnh Nam Định, cùng gia đình di cư sang Anh lập nghiệp hơn 20 năm qua. Bà cho biết: “Cửa hàng của tôi chỉ chuyên quảng bá ẩm thực truyền thống Việt Nam và phở bò là món thu hút nhiều khách nhất. Vẫn chưa hết, món “Phở HaNoi” thậm chí còn kịp chế ngự được một vị trí đẹp nhất tại trung tâm mua bán sầm uất West Field - London, với thực khách chủ yếu là người Âu. Vào giờ cao điểm và những ngày cuối tuần cũng phải xếp hàng mới có một bát phở “kiểu Hanoi” với giá khoảng 8 bảng Anh.
“Món này rất lạ, khác hẳn với mì của người Hoa, nước dùng thơm mà ăn vào không bị ngấy. Trước nay tôi chưa bao giờ ăn phở Việt Nam, lần này ăn thử thấy thật ấn tượng”, Tony Pedder - một thanh niên người Anh ngồi kế bên cô bạn gái gốc Việt nói. Cái khó khăn của việc cầm đũa ăn phở âu cũng chỉ như một chút vị cay đối với người chưa quen ăn món cay mà thôi. Thưởng thức nhiều lần rồi cũng thành thục. Chị Maria Kirby, một khách quen phở Thanh Bình hóm hỉnh: “Lúc đầu tôi sử dụng đũa thấy chưa quen, nhưng giờ thì trông này, tôi dùng đũa chẳng thua kém người Việt Nam!”. Nói tóm lại, các vị khách Âu mê mẩn cái vị thanh khiết của bánh phở làm từ gạo mới, vị dịu nhẹ của nước dùng được cất từ xương bò quyện trong vị quế, hồi, xá sung đun nhỏ lửa trong vòng mười mấy tiếng đồng hồ. Và hơn hết họ mê cái cách thưởng thức vừa giản dị lại tao nhã khi cầm đôi đũa thưởng thức món ăn mang đậm hồn Việt – Phở Việt Nam.
Ngày 4/5, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là điểm đến, mà còn là nơi khởi nguồn cảm hứng và tìm kiếm hành trình mang “chất riêng” trong từng trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước.
Cựu tuyển thủ U23 Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng đang có mùa giải ấn tượng trong màu áo Thể Công Viettel. Cái tên từng là bất ngờ dưới thời HLV Park Hang Seo tại Vòng chung kết U23 châu Á 2020 đang được HLV Kim Sang Sik chú ý.
Từ sáng 4/5/2025 – ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, lưu lượng phương tiện giao thông đổ về các cửa ngõ vào nội thành Hà Nội như tuyến Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ… tăng nhiều so với ngày thường. Tuy nhiên, đến gần trưa, vẫn chưa xảy ra tình trạng ùn tắc.
Hội nghị Toàn quốc lần thứ 29 đoàn kết với Cuba đã khai mạc vào ngày 3/5 tại thủ đô Mexico City, nhằm thể hiện sự ủng hộ của người dân Mexico đối với nhân dân đảo quốc Caribe, cũng như kêu gọi chấm dứt lệnh bao vây cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt hơn 6 thập kỷ qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa khởi động quá trình xây dựng Chiến lược Quốc phòng (NDS) năm 2025, nhằm cụ thể hóa chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên" và "Hòa bình thông qua sức mạnh" của Tổng thống Donald Trump.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, phối hợp cùng cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây, đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thể thao ý nghĩa, thu hút sự tham gia đông đảo của kiều bào.
Ngày 4/5,Sở Du lịch thành phố Hà Nội cho biết,kết quả công tác phục vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm 2025 có nhiều khởi sắc.
Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, không khí thi công trên công trường các dự án giao thông trọng điểm vẫn rộn rã với tinh thần "vượt nắng thắng mưa", "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên lễ, Tết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến, các dự án phấn đấu về đích trước ngày cuối cùng của năm 2025.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, mở đầu bài viết, tác giả mô tả hành trình đến Việt Nam như một giấc mơ thành hiện thực, khi ông đặt chân tới Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, từng mang tên gọi Sài Gòn.
Việt Nam và Kazakhstan có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô và tái thiết lập quan hệ vào năm 1992. Hai nước có vị trí quan trọng và có ảnh hưởng tích cực trong khu vực và trên thế giới.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết, với hơn 1,6 triệu lượt khách sau 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5), doanh thu toàn ngành đạt 4.170 tỉ đồng.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 2/5, hưởng thọ 107 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới văn hóa, học thuật và những người yêu mến ông.