Ngày 26/9, Thanh tra Bộ VHTT&DL chủ trì thanh, kiểm tra nội dung triển khai công văn 2662 của Bộ VHTT&DL tại một số di tích “điểm” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình...
Bà Phạm Thị Hoàn, Phó
Giám đốc Sở VHTT&DL Ninh Bình thở dài, qua mấy ngày ra quân kiểm
kê, rà soát sơ bộ cũng “tạm” ghi nhận có đến hơn 700 sư tử đá các loại
đang án ngữ tại nhiều di tích đình, đền, chùa; đặc biệt nhiều là khối
lượng hàng tồn ở làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, “lò” sản xuất và cung cấp sư
tử đá ngoại lai cho các tỉnh, thành miền Bắc trong nhiều năm qua.
"Đau đầu" vì sư tử đá
Đúng là “đau đầu” vì sư tử đá. “Hơn 700 là con số thống kê chưa đầy đủ. Nếu tổng kiểm kê thì ước tính ở Ninh Bình hiện phải đến cỡ cả ngàn con sư tử đá ngoại lai. Chúng tôi đau đầu với câu hỏi: Chuyển chúng đi đâu?”, bà Phạm Thị Hoàn chia sẻ.
Sư tử đá tại đền Đức Thánh Nguyễn
Các hộ sản xuất, kinh doanh ở làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân cũng không hơn gì làng đá Non Nước (Đà Nẵng) trước bước chuyển của thị trường, cả về nhận thức lẫn thực tế. Sư tử đá theo kiểu Trung Quốc hay phong cách châu Âu vốn là mặt hàng làm giàu của nhiều hộ chế tác, kinh doanh của làng nghề. “Chúng tôi làm theo nhu cầu thị trường, có cầu ắt có cung, là lẽ thường tình bấy lâu và ở đâu cũng vậy”, ông Nguyễn Quang Diệu, Trưởng BQL làng nghề đá Ninh Vân chia sẻ.
Phó Giám đốc Sở Phạm Thị Hoàn tiết lộ, ở các kho hàng tại Ninh Vân hiện còn tồn nhiều sư tử đá lắm. Nhìn bằng mắt thì chỉ thấy chúng ngồn ngộn, nhưng tính toán thì thấy rõ hệ quả của một thời gian dài sản xuất rầm rộ mà thiếu định hướng, thiếu thông tin đang khiến cho Ninh Vân phải đối diện với những thiệt hại không nhỏ. Tính đơn giản, một đôi sư tử đá giá dao động từ 15 đến hàng trăm triệu đồng, nhân lên hàng trăm cặp còn tồn đọng...
Còn ông Nguyễn Hữu Học, Chánh Thanh tra Sở VHTT&DL tỉnh Ninh Bình chia sẻ thêm, tại rất nhiều điểm di tích trên địa bàn, bao gồm các di tích đã được xếp hạng và chưa xếp hạng, sư tử đá rất phổ biến. Thêm nữa, vì “ở gần nhà” nên nhiều đền, chùa còn tự tìm đến Ninh Vân để mua sư tử đá mang về trưng bày cho... đẹp.
Tại cổng chính Cố đô Hoa Lư
Ba cặp sư tử đá ở Cố đô Hoa Lư sẽ được di dời
Hai địa chỉ được thanh tra “điểm” trong đợt này là đền Đức Thánh Nguyễn (xã Gia Tiến, Gia Thắng, huyện Gia Viễn) và Cố đô Hoa Lư (thuộc quần thể Danh thắng Tràng An, Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới). Cả hai nơi này đều xuất hiện các cặp sư tử đá án ngữ phía cổng và trong không gian di tích.
Đền Đức Thánh Nguyễn là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nằm ở vị trí khuất sau những con đường làng ngoằn ngoèo, ngôi đền may mắn vẫn lưu giữ được nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo từ thế kỷ XVII. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cặp sư tử “nhái” phong cách châu Âu ở ngay ngoài sân, án ngữ cổng vào đền đã phần nào phá vỡ không gian tinh tế, thuần Việt vốn có của ngôi đền.
Ông Nguyễn Tất Giảng, thủ từ đền lý giải: “Sư tử ở đền gắn với điển tích về Đức Thánh Tô (Tô Hiến Thành) đánh thắng giặc Xiêm. Ngoài thờ tự Đức Thánh Nguyễn, đền còn thờ Đức Thánh Tô. Đôi sư tử do một doanh nghiệp cung tiến năm 2007 và được coi là vật thiêng, gắn với điển tích của nhân vật lịch sử này...”.
“Khóc ròng” vì sư tử đá ở làng đá Ninh Vân
Tuy nói là vậy nhưng thủ từ đền Đức Thánh Nguyễn cho biết, nhà đền sẽ tiếp thu ý kiến của Thanh tra Bộ, sớm tìm vị trí phù hợp để di dời đôi sư tử. Đối với các hiện vật lạ khác như lọ lục bình, cầu đá, đèn đá..., sẽ sớm chuyển vào kho hoặc nhà sắp lễ. Ông Bùi Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn chia sẻ, qua thực tế ở đền Đức Thánh Nguyễn cho thấy đây thực sự là vấn đề khó trong công tác quản lý di tích trên địa bàn. “Huyện sẽ giao Phòng VH-TT mời các tổ chức, cá nhân đã cung tiến hiện vật vào các di tích để giải thích, tuyên truyền, sau đó mới di dời nhằm tạo sự đồng thuận. Cố gắng sẽ hoàn thành việc này trước 30.10 theo yêu cầu của Thanh tra Bộ...”.
Tại Cố đô Hoa Lư, án ngữ tại ba cổng vào di tích: cổng Đông (cổng chính), cổng Bắc và cổng Nam, xen giữa những tấm biển chào đón du khách là hình ảnh dữ tợn, ngạo nghễ của ba cặp sư tử đá Trung Quốc. Ông Nguyễn Cao Tấn, Phó Giám đốc BQL Quần thể Danh thắng Tràng An cho biết, ba cặp sư tử đã có từ năm 2010, nằm trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quần thể danh thắng Tràng An hướng đến đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
“Việc đặt ba cặp sư tử đá chỉ đơn thuần với mục đích trưng bày. Cũng do không nhận thức đầy đủ, thiếu thông tin nên BQL dự án đã “trót” mua về để đặt tại các cổng ra vào của di tích...”, ông Tấn cho biết thêm.
Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTT&DL Phạm Xuân Phúc nói, không thể tiếp tục kéo dài tình trạng để những cặp sư tử đá Trung Quốc chềnh ềnh tại một Di tích quốc gia đặc biệt, lại thuộc quần thể Di sản văn hóa- thiên nhiên thế giới. “May mắn hơn nhiều nơi khác là ba cặp sư tử này nằm trong dự án xây dựng hạ tầng quần thể danh thắng Tràng An, không phải đồ cung tiến nên có thể sớm “ tự xử”. Cho nên, đừng tiếc, đừng “xót” nữa...”, ông Phúc yêu cầu.
Tiếp thu ý kiến của đoàn thanh tra, ông Nguyễn Cao Tấn khẳng định: “Sẽ sớm chuyển cả ba cặp sư tử đá này ra khỏi vị trí hiện tại. BQL Quần thể Danh thắng Tràng An có thể sẽ tính phương án thay thế bằng các cặp nghê Việt, tham khảo theo bộ mẫu linh vật VN truyền thống do Bộ VHTT&DL ban hành vừa qua...”.
Bà Phạm Thị Hoàn, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Ninh Bình cho biết, quan điểm của Sở là việc di chuyển đi đâu ba cặp sư tử đá là việc BQL Quần thể Danh thắng Tràng An phải sớm tính toán và triển khai thực hiện. Về phía Sở, có thể sẽ định hướng trước mắt chuyển về làng nghề đá Ninh Vân, sau đó rồi tính tiếp. “Với một khối lượng lớn như vậy, có khi Ninh Bình phải quy hoạch hẳn một quỹ đất, có thể tại ngay làng nghề Ninh Vân để đưa toàn bộ hơn 1.000 sư tử đá về đây”, bà Hoàn nói.
Từ miền núi cao tới vùng biển xanh, các lễ hội văn hoá - du lịch - ẩm thực diễn ra nhằm đón du khách trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm ngày từ 30/4 đến hết 4/5.
Tối nay (29/4), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức chạy đôi tàu mang tên "Đoàn tàu Thống Nhất", với mong muốn lan toả niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới của đất nước và các doanh nghiệp Việt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công tác chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã hoàn tất
Hoa hậu Võ Cao Kỳ Duyên, Nam vương Hà Quang Trung và Á vương Vũ Linh được mời đảm nhận vai trò Đại sứ du lịch, đồng hành cùng chuỗi sự kiện diễn ra từ ngày 30/4 đến 4/5 tại tỉnh Ninh Thuận.
Fashion show "Tinh hoa Kinh Bắc x NTK Thạch Linh" thu hút sự tham gia của hơn 10.000 khán giả. Show diễn nằm trong dự án tôn vinh vẻ đẹp văn hóa dân tộc và quảng bá du lịch thông qua thời trang được NTK Thạch Linh khởi xướng và tổ chức từ năm 2023 tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
15 năm kể từ khi phát hành album "Bộ đội" – dự án rock hóa nhạc đỏ đầu tiên tại Việt Nam, Thái Thùy Linh chính thức trở lại sân khấu với minishow đặc biệt mang tên "Linh Bộ đội".
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan đã tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt có chủ đề: "Mùa Xuân thống nhất".
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã huy động sự tham gia của tất cả đơn vị thông tin, các cơ quan thường trú trong và ngoài nước cùng tham gia thực hiện tuyến thông tin về các hoạt động kỷ niệm.
Theo truyền thông Anh, Chelsea đang chuẩn bị bước vào cuộc đua chuyển nhượng với Real Madrid để giành chữ ký của Tomas Araujo, tài năng trẻ đang lên của Benfica.
Huyền thoại quần vợt Rafael Nadal mới đây chia rằng anh hoàn toàn tin tưởng tay vợt số 1 thế giới Jannik Sinner vô tội, trong bối cảnh tay vợt người Ý chuẩn bị trở lại thi đấu sau án phạt cấm thi đấu vì doping.
Trước trận bán kết lượt đi Champions League gặp Inter Milan, HLV Hansi Flick kỳ vọng Barca sẽ thể hiện bộ mặt khác so với trận chung kết Cúp Nhà vua Tây Ban Nha vừa qua, cả về lối chơi lẫn tinh thần thi đấu.
Khai mạc chiều 29-4 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm mang tên "Chân dung Quốc Thái", giới thiệu hơn 150 tác phẩm, như tổng kết cuộc đời sáng tác nghệ thuật của cố họa sĩ từ năm 1968 đến trước khi ông mất năm 2020.
Thời khắc 11h30 trưa ngày 30-4-1974 là ký ức không thể nào quên, không chỉ với những chiến sĩ quân giải phóng có mặt tại Dinh Độc Lập, mà cả với những người chiến đấu trên từng mặt trận, đóng góp vào mùa xuân đại thắng năm 1975!.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 29/4/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Mùa Xuân thống nhất".
Trong bài viết "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" (ngày 27/4), Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Khát vọng về một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do là ngọn lửa thiêng hun đúc tinh thần dân tộc suốt hàng nghìn năm lịch sử".
Liên đoàn Bóng chuyền châu Á (AVC) mới đây đã chính thức công bố danh sách 7 đội tuyển đầu tiên đủ điều kiện tham dự AVC Nations Cup 2025, trong đó có đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam.
Tối 29/4/2025, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh – Truyền hình Khánh Hòa tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề "Sức sống Trường Sa".
Tháng 4-5/2025, khán giả sẽ có cơ hội thưởng thức những thước phim đặc biệt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại một số bến xe khách và các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, mật độ giao thông tăng cao. Một số tuyến đường ùn tắc kéo dài theo chiều từ nội đô đi các tỉnh, thành phố.