(TT&VH) - Khát vọng, niềm đam mê được hát đã khiến nghệ sĩ Y Moan vượt những cơn đau để thu âm quay DVD đầu tiên của đời mình và sẽ trở lại sân khấu Hà Nội cuối tháng 7. Đúng 2 tháng sau bài viết “Hãy hát lên lần nữa chàng Đam San!” trên TT&VH số ra ngày 30/5, lời chúc, mong muốn của chúng tôi cũng như đông đảo khán giả yêu mến YMoan sắp thành sự thật.
Một mình vượt thác ghềnh
Trong đêm nhạc Nguyễn Cường Tiếng đại ngàn tại Nhà hát Lớn Hà Nội 25/7/ 2009 dù rất lâu mới trở lại hát ở Hà Nội, được khán giả đón nhận nồng nhiệt, Y Moan tràn đầy hứng khởi. Trở về, anh lại tới những huyện miền núi nơi bà con thiếu thốn đủ thứ, thèm khát văn hóa văn nghệ để hát cho họ nghe. Đó cũng là các căn cứ cách mạng thời kháng chiến: M’Drak Krôngpong, huyện Lak.
Suốt 30 năm làm nghệ thuật, YMoan chưa có một đĩa hát nào của riêng mình. Sự vô lý này là điều đáng tiếc cho anh, cho công chúng. YMoan xả thân hát và quên lo cho bản thân, ai cũng nghĩ sẽ có đơn vị nào đó của Nhà nước đứng ra sản xuất cho anh, vì anh xứng đáng. Chờ đợi mãi không thấy, anh quyết định tự làm. Trước tết Canh Dần, bắt đầu những cơn đau liên tục, ho ra máu. Anh nghi bị phổi vì nghiện thuốc lá. Anh tránh đi nội soi, sợ hỏng giọng, cũng muốn có tâm lý ổn định để thu âm xong. Năm ngoái, đã thu nhạc tại nhà nhạc sĩ Bùi Minh Đạo. Tháng 3 vừa qua, Y Moan bắt đầu thu âm ở phòng thu của nhà.
Đại gia đình Y Moan tại nhà Buôn Ma Thuột. Ảnh Phạm Đình Ngọc Bích
“Bạn bè, anh em, khán giả cả nước quan tâm, lo lắng cho Y Moan, phải cố để mọi người thấy Y Moan vẫn hát, hào hứng yêu đời, cho mọi người yên tâm”. Anh cứ đinh ninh động viên mình như thế trước và sau khi vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Tháng 4, ba cha con anh cũng lên chương trình “Robocon”, trực tiếp VTV2, anh hát Giấc mơ chapi, Ly cà phê Ban mê, cùng 2 con trai hát Ta yêu nhau về Buôn Ma Thuột, Lời ru nữ thần mặt trời, không ai ngờ anh đang mang bệnh trọng.
Quay ngoại cảnh ở TP Buôn Ma Thuột, thác Draisap, bản Đôn, hồ Lak, M’Drak... anh vẫn cho quay cật lực, nhiệt tình. Thường thì khi quay ngoại cảnh ca sĩ chỉ hát “đớp” (Play back) cho khẩu hình khớp với băng đã thu, nhưng YMoan toàn hát thật. Anh bảo, DVD để đời mà, hát thật thì mới có sức truyền cảm. Nhưng sức cứ yếu dần. Một buổi sáng tháng 5, vợ đi vắng, chưa ăn sáng, Y Moan tự đến phòng nội soi tư, rồi đến Bệnh viện. Bác sĩ Tâm, trưởng khoa nội BV tỉnh, trực tiếp khám, không lấy tiền và làm thủ tục chuyển Y Moan lên BV Ung bướu TP.HCM. Anh và vợ đi xe đò suốt đêm 17/5. Cả đêm Y Moan ôm bụng đau đớn. 20/5, nhập viện, khoa ngoại 2. Ngày 25/5 phẫu thuật, đúng hôm Y Garia tốt nghiệp đại học thanh nhạc... 1/6, anh bay về quê. Lại tiếp tục uống thuốc tây, quay DVD dang dở. “Ho ra máu là cái đinh. Còn sống, Y Moan còn hát”, anh nói.
Đĩa hát cuộc đời
Về bệnh tình, anh đã xin về điều trị tại nhà. Ngày ngày, anh phải truyền nước, uống thuốc tây, chỉ uống được sữa và ăn rất ít. NS Nguyễn Cường và bà con Tây Nguyên coi Y Moan là huyền thoại mới. Có phải thế vì sức mạnh tinh thần ấy, tình yêu âm nhạc điên cuồng trong chính anh người đã hát Ngọn lửa cao nguyên và chính anh là ngọn lửa, Y Moan ngoan cường chịu những cơn đau chực vỡ nội tạng để vẫn hát.
Cuối tháng 7 này, Y Moan sẽ phát hành 2.000 DVD Trở về buôn làng xưa. “Chỉ tặng, không bán”, anh khẳng định. Không dư dả gì, bỏ tiền túi làm đĩa, nửa năm trời bệnh tật tốn kém vẫn làm DVD để... tặng bà con vùng sâu, vùng xa tặng bạn bè, tri kỷ. Y Moan ơi, sao Y Moan lại vắt kiệt mình đến thế!
DVD gồm 8 bài hát Nguyễn Cường: Đến với cao nguyên, Xôn xang mênh mang cao nguyên Đaklak, Ơi M’Đrak, Anh muốn sống bên em trọn đời, Ly cà phê Ban Mê, H’Zen lên rẫy, Robusta, Tango Ê Đê và 4 bài khác: Bác Hồ gửi thư cho người Tây Nguyên (Kpa Púi), Hoa suối (YSơn Nie), Dấu chân trần (YPhon K’Sor) và Niềm tin trong tôi (Linh Nga Niek Đam).
Khi nghe Y Moan hát Niềm tin trong tôi (về niềm tin với Đảng), nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã khóc. “Chị Tòng Thị Phóng có vừa đến nhà thăm tôi” - Y Moan xúc động kể.
Vợ Y Moan sinh năm 1960, quê Vũ Thư, Thái Bình, 17 tuổi xung phong đi kinh tế mới, gặp và lấy Ymoan. Chị Nguyễn Thị Minh Ngẫu ở tuổi 50, đã sọp đi sau những tháng ngày chăm nuôi chồng bệnh. Chị là con cả của gia đình 4 chị em (dưới có 2 em gái, 1 trai ) Y Moan cũng là con cả nên gánh vác nhiều, chịu đựng nhiều cũng đã quen.
Khi Y Moan xuống nhà dùng bữa tối, cô Ngẫu ngồi lại với tôi. Thật đau lòng khi cô cho tôi xem giấy xuất viện của BV Ung bướu. Chị đã giấu chồng. Trong tờ giấy của các y, bác sĩ có một chi tiết đặc biệt: “Tên bệnh nhân: Y Moan E nuôl. Nghề nghiệp: Ca sĩ - nghệ sĩ nhân dân. Yêu cầu: 17/7 trở lại tái khám”.
Y Moan vẫn chưa được phong nghệ sĩ nhân dân đâu mà tại sao cả BV, từ lãnh đạo đến bác sĩ hộ lý, bệnh nhân đều nghĩ thế. Mọi người rất nhiệt tình quan tâm đến YMoan. Danh hiệu ấy, là phần thưởng, món quà cần đến đúng lúc này, xứng đáng, là nguồn cổ vũ tinh thần cho anh. Nghệ sĩ nhân dân, là vinh quang cho cả 6 tỉnh Tây Nguyên. Qua tiếng hát Y Moan và những sáng tác của Nguyễn Cường, Trần Tiến, mọi người đã biết đến nền văn hóa, cồng chiêng, âm nhạc, cao su, cà phê, con người Tây Nguyên). Anh nhớ những ngày hát bạt mạng cùng Nguyễn Cường, nhớ hồi phiêu lãng Du ca đồng nội cùng Trần Tiến - Hồng Ngọc, hát Tiếng trống Baranưng, Cô gái Sầm Nưa, Ngọn lửa cao nguyên, Giấc mơ Chapi.
Làm đêm nhạc Y Moan tại Hà Nội
Những ngày này, nhạc sĩ Nguyễn Cường đang đôn đáo xin tài trợ, để làm live show cho Y Moan tại Cung văn hóa Việt Xô, tiền vẫn thiếu nhiều. Y Moan ước mơ có đêm nhạc tại Hà Nội, song ca cùng người em gái Banar. Sắp tới, khán giả Thủ đô lần đầu tiên sẽ được thưởng thức cặp song ca Y Moan - Siu Black, hai giọng hát hay nhất Tây Nguyên, lần đầu hát cùng nhau. Hát là thần dược, động lực sống của Y Moan. Y Moan luôn khát khao được hát và hát mãi, nhất là hát ở Hà Nội. “Đêm nhạc Tiếng đại ngànlàm tỉnh giấc một nghệ sĩ trên TP đã sinh ra tôi lần thứ hai, nơi tôi đã sống, học tập, biểu diễn và yêu mến sâu nặng".
Một năm sau lần “tỉnh giấc” ấy, Y Moan sắp trở lại. Giọng hát, phong độ của anh chắc chắn không thể còn được như trước, càng không thể như hồi trai tráng, nhưng nó sẽ vô cùng cuốn hút và được chờ đợi. Tiếng hát tháng 7/2010 của anh là tiếng hát vượt những cơn đau, hát bằng máu, nước mắt, vượt ranh giới nghiệt ngã sống - chết để bừng một khát vọng mãnh liệt: được sống và hát mãi bởi anh yêu nghề lắm, yêu đời lắm.
Y Moan sẽ khỏe lại, cần phải khỏe lại. Y Moan sẽ hát thành công đêm nhạc cuối tháng 7 này trên đất Thăng Long, sẽ vượt qua năm hạn tuổi 53.
6/9 tới, sinh nhật Y Moan 53 tuổi. Anh mong được hát trong dịp lễ hội 1.000 năm Thăng Long, mà chưa được mời. Qua báo TT&VH, anh gửi lời tới Ban tổ chức sự kiện 1.000 năm Thăng Long: “Y Moan đang sống, đang tồn tại. Y Moan yêu Hà Nội. Vì Hà Nội, hát bao nhiêu cũng được. Nếu có lời mời ,Y Moan sẵn sàng”.
Y Moan sẽ đón sinh nhật, sẽ trở lại HN tháng 10 để hát. Với tôi, Y Moan mãi là chàng trai M’Drak mang tráng khí hơi thở sức sống Tây Nguyên. Không có gì không thể. Hàng triệu tâm niệm, lời chúc, cầu ước, của những người yêu mến Y Moan, có thể sẽ lay động Nữ thần mặt trời, thần nghệ thuật, những vị thần của sự sống và đều màu nhiệm sẽ thành. Như lời thơ Trần Hòa Bình viết từ Xuân1987: “Kìa/ Chuôi kiếm bạc trong tay anh - chiếc micrô điện tử/ Đang phóng những đường gươm vô hình/ Lên đôi môi khô khốc của tôi/ Nó bật dậy/ Tiếng rền của đá/ Y Moan! Y Moan! Y Moan!”.
Ngày 4/5, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là điểm đến, mà còn là nơi khởi nguồn cảm hứng và tìm kiếm hành trình mang “chất riêng” trong từng trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước.
Cựu tuyển thủ U23 Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng đang có mùa giải ấn tượng trong màu áo Thể Công Viettel. Cái tên từng là bất ngờ dưới thời HLV Park Hang Seo tại Vòng chung kết U23 châu Á 2020 đang được HLV Kim Sang Sik chú ý.
Từ sáng 4/5/2025 – ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, lưu lượng phương tiện giao thông đổ về các cửa ngõ vào nội thành Hà Nội như tuyến Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ… tăng nhiều so với ngày thường. Tuy nhiên, đến gần trưa, vẫn chưa xảy ra tình trạng ùn tắc.
Hội nghị Toàn quốc lần thứ 29 đoàn kết với Cuba đã khai mạc vào ngày 3/5 tại thủ đô Mexico City, nhằm thể hiện sự ủng hộ của người dân Mexico đối với nhân dân đảo quốc Caribe, cũng như kêu gọi chấm dứt lệnh bao vây cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt hơn 6 thập kỷ qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa khởi động quá trình xây dựng Chiến lược Quốc phòng (NDS) năm 2025, nhằm cụ thể hóa chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên" và "Hòa bình thông qua sức mạnh" của Tổng thống Donald Trump.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, phối hợp cùng cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây, đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thể thao ý nghĩa, thu hút sự tham gia đông đảo của kiều bào.
Ngày 4/5,Sở Du lịch thành phố Hà Nội cho biết,kết quả công tác phục vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm 2025 có nhiều khởi sắc.
Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, không khí thi công trên công trường các dự án giao thông trọng điểm vẫn rộn rã với tinh thần "vượt nắng thắng mưa", "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên lễ, Tết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến, các dự án phấn đấu về đích trước ngày cuối cùng của năm 2025.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, mở đầu bài viết, tác giả mô tả hành trình đến Việt Nam như một giấc mơ thành hiện thực, khi ông đặt chân tới Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, từng mang tên gọi Sài Gòn.
Việt Nam và Kazakhstan có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô và tái thiết lập quan hệ vào năm 1992. Hai nước có vị trí quan trọng và có ảnh hưởng tích cực trong khu vực và trên thế giới.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết, với hơn 1,6 triệu lượt khách sau 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5), doanh thu toàn ngành đạt 4.170 tỉ đồng.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 2/5, hưởng thọ 107 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới văn hóa, học thuật và những người yêu mến ông.