Một trong những rào cản lớn nhất đối với việc triển khai hiệu quả Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài là bài toán nguồn lực về nhân sự, tài chính và cơ chế phối hợp liên ngành.

Một trong những rào cản lớn nhất đối với việc triển khai hiệu quả Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài là bài toán nguồn lực về nhân sự, tài chính và cơ chế phối hợp liên ngành. 

Chuyên đề Văn hoá soi đường

Việc đo lường hiệu quả truyền thông chủ yếu mang tính định tính, chưa có hệ thống chỉ số đánh giá khoa học, chưa tận dụng được sức mạnh của dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI).

Quảng bá hình ảnh quốc gia (Bài 4): Hiện thực hóa từ cơ chế đến công nghệ - Ảnh 1.

Để giải quyết bài toán nguồn lực, chiến lược đề xuất 3 cơ chế đột phá.

Trước hết cần đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp đồng hành qua mô hình hợp tác công - tư (PPP). Nhiều doanh nghiệp lớn đã chủ động tham gia tài trợ các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao quốc tế, các tập đoàn công nghệ đồng hành cùng các chiến dịch truyền thông số. Việc huy động nguồn lực xã hội hóa không chỉ giúp tăng kinh phí, mà còn tạo sự lan tỏa, gắn kết giữa doanh nghiệp và hình ảnh quốc gia.

Tiếp theo, cần thành lập quỹ hỗ trợ truyền thông quốc gia, vận động đóng góp từ kiều bào và các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức quốc tế, các dự án viện trợ không hoàn lại, các chương trình hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực truyền thông, văn hóa, du lịch, đối ngoại... Việc thành lập quỹ này sẽ tạo nguồn lực ổn định, linh hoạt cho các hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Cuối cùng, cần xây dựng cơ chế đặc thù, cho phép địa phương sử dụng tối đa 20% ngân sách xúc tiến du lịch cho truyền thông quốc tế, đồng thời khuyến khích các địa phương chủ động huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các nguồn hợp pháp khác. Việc tăng cường các mô hình hợp tác công - tư (PPP) là xu hướng tất yếu, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Quảng bá hình ảnh quốc gia (Bài 4): Hiện thực hóa từ cơ chế đến công nghệ - Ảnh 2.

Trước hết, vai trò "nhạc trưởng" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần được phát huy mạnh mẽ. Bộ không chỉ là đầu mối xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược, mà còn phải chủ động kiến tạo các cơ chế phối hợp liên ngành, liên cấp, liên vùng. 

Việc xây dựng các nhóm công tác chuyên trách, tổ chức các diễn đàn, hội nghị chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ truyền thông quảng bá cho cán bộ các cấp sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự đồng thuận và thống nhất hành động trên toàn quốc.

Quảng bá hình ảnh quốc gia (Bài 4): Hiện thực hóa từ cơ chế đến công nghệ - Ảnh 3.

Các bộ, ngành khác cần chủ động lồng ghép nhiệm vụ truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia vào các chương trình, dự án, hoạt động đối ngoại, xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia. Sự phối hợp này không chỉ giúp lan tỏa thông điệp Việt Nam một cách đa chiều, mà còn bảo đảm tính nhất quán, tránh chồng chéo, lãng phí nguồn lực.

Ở cấp địa phương, mỗi tỉnh/thành phố cần chủ động xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông quảng bá hình ảnh dựa trên đặc thù và thế mạnh riêng. Các doanh nghiệp, đặc biệt là tập đoàn lớn, doanh nghiệp xuất khẩu và khởi nghiệp sáng tạo, có thể trở thành "đại sứ thương hiệu" quốc gia.

Quảng bá hình ảnh quốc gia (Bài 4): Hiện thực hóa từ cơ chế đến công nghệ - Ảnh 4.

Một điểm nhấn quan trọng của chiến lược này là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn trong truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia. Hệ thống đánh giá mới dựa trên ba lớp chỉ số: Đầu tiên là mức độ hiện diện số lượng bài viết, phút phát sóng trên truyền thông quốc tế, lượng truy cập vào các nền tảng số của Việt Nam với mục tiêu tăng ít nhất 5% mỗi năm lượng truy cập từ nước ngoài.

Tiếp theo là tỷ lệ nội dung tích cực đo bằng AI, mục tiêu tăng 8%/năm. Ứng dụng công cụ Social Listening để giám sát real-time 100 từ khóa về Việt Nam trên 50 nền tảng quốc tế, phát hiện và xử lý kịp thời các thông tin tiêu cực, sai lệch.

Cuối cùng là tăng số lượng tìm kiếm về Việt Nam trên các công cụ tìm kiếm quốc tế, tối ưu hóa từ khóa, chuẩn hóa nội dung truyền thông số về Việt Nam trên các nền tảng xã hội toàn cầu.

Quảng bá hình ảnh quốc gia (Bài 4): Hiện thực hóa từ cơ chế đến công nghệ - Ảnh 5.

Việc ứng dụng công nghệ số còn giúp tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia. Thay vì dàn trải, thiếu trọng tâm, các chiến dịch truyền thông hiện đại có thể được thiết kế, triển khai, điều chỉnh linh hoạt dựa trên dữ liệu thực tế, phản hồi của cộng đồng quốc tế, xu hướng truyền thông toàn cầu. 

Các nền tảng số cũng tạo điều kiện để mọi người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, kiều bào trở thành "đại sứ thương hiệu" của Việt Nam, chủ động tham gia, chia sẻ, lan tỏa các giá trị, câu chuyện, hình ảnh tích cực về đất nước.

Quảng bá hình ảnh quốc gia (Bài 4): Hiện thực hóa từ cơ chế đến công nghệ - Ảnh 6.

Tuy nhiên, để công nghệ số thực sự trở thành chìa khóa đo lường hiệu quả trong việc định vị hình ảnh Việt Nam ra thế giới, cần có sự đầu tư bài bản về hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng các trung tâm phân tích dữ liệu truyền thông quốc gia, hợp tác với các tập đoàn công nghệ, tổ chức quốc tế uy tín. Đồng thời, cần hoàn thiện hành lang pháp lý, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về truyền thông số.

Cuối cùng, việc ứng dụng công nghệ số trong đo lường hiệu quả truyền thông không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Khi dữ liệu trở thành nền tảng cho mọi quyết định, hình ảnh Việt Nam sẽ được định vị một cách khoa học, minh bạch, hiệu quả, góp phần xây dựng một quốc gia hiện đại, hội nhập, sáng tạo và bền vững.

PHẠM HUY
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Xuất bản ngày 17/7 trên Thể thao và Văn hóa

BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ:

90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link