Phát triển du lịch cộng đồng với sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ

17/05/2025 15:14 | Du lịch
Thái Hùng/TTXVN

Được chọn là một trong ba địa phương thực hiện Đề án "Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025", sau gần một năm triển khai, làng tranh Đông Hồ, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành đã góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đơn vị kiểu mẫu về triển khai du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP.

Bảo tồn dòng tranh quý

Tranh Đông Hồ, tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ - một dòng tranh dân gian Việt Nam có từ thế kỷ XVII, tại làng Đông Hồ, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh thường được phát hành vào dịp Tết Nguyên đán, còn gọi là tranh Tết. Chợ tranh Tết xưa thường diễn ra tại đình Đông Hồ, vào các ngày 6, 11, 16, 21 và 26 tháng Chạp hàng năm. Trong mỗi phiên chợ có hàng nghìn bức tranh các loại được mang ra bày bán. Sau năm 1945, chợ tranh Đông Hồ không còn được tổ chức.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đăng Chế, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành cho biết: Nét độc đáo của dòng tranh Đông Hồ là tranh được in thủ công từ ván khắc gỗ, kết hợp màu sắc và câu chuyện tạo nên nét độc đáo hiếm có. Những nguyên liệu tạo nên hồn cốt của tranh đều tự nhiên. Nền tranh là giấy dó (làm bằng vỏ cây dó) phết lên một lớp điệp một màu óng bạc. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than lá tre), xanh (lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son)... Đây là những gam màu cơ bản, không pha trộn và thường thì tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu để tương ứng với số bản khắc gỗ.

Phát triển du lịch cộng đồng với sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ - Ảnh 1.

Du khách tham quan nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế. Ảnh: Thái Hùng-TTXVN

Hiện nay, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang đối mặt với nhiều thách thức, thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hẹp và nguy cơ mai một thế hệ nghệ nhân cao tuổi. Đông Hồ xưa kia có 17 dòng họ cùng tham gia sản xuất thì nay chỉ còn 3 dòng họ giữ được nghề của cha ông với khoảng 30 người trực tiếp tham gia vào hoạt động làm tranh. Do vậy, việc bảo vệ, phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là việc làm cần thiết, cấp bách.

Để bảo tồn và phát triển giá trị của dòng tranh, năm 2013, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Năm 2017, nghề tranh Đông Hồ bắt đầu được lập hồ sơ quốc gia đề nghị UNESCO đưa vào danh sách các Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Tháng 3/2020, Việt Nam đệ trình UNESCO hồ sơ "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ" để được xem xét ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và dự kiến được xem xét tại Kỳ họp lần thứ 19 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể vào năm 2024.

Đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP, trong đó có tranh dân gian Đông Hồ. Thực hiện dự án này, gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Hoa, phường Song Hồ trên nền những sản phẩm truyền thống đã sáng tạo ra bốn sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ để có thể đưa vào sản phẩm du lịch, tham gia vào chương trình OCOP.

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Hoa chia sẻ, các loại tranh được chứng nhận sản phẩm OCOP của gia đình là tranh khung trúc, tranh để bàn, tranh mành và tranh tập khác với tranh truyền thống thường in trên giấy và bán cho người dùng và tùy từng nhu cầu mỗi người có thể tự đóng khung hay dán. Đến nay, khi tham gia vào chương trình OCOP, vẫn với các nguyên liệu làm tranh truyền thống, điểm mới của các sản phẩm OCOP là kết hợp tranh dân gian với các vật liệu tự nhiên tại địa phương như: Mành tăm của Tương Giang (thành phố Từ Sơn), khung tre trúc của làng nghề Xuân Lai (huyện Gia Bình), khung gỗ đặt hàng tại huyện Lương Tài… Những sáng tạo này được đông đảo du khách đón nhận và đánh giá cao góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch từ chính dòng tranh dân gian Đông Hồ, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, hòa nhịp cuộc sống hiện đại.

Phát triển du lịch cộng đồng với sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ - Ảnh 2.

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Hoa giới thiệu sản phẩm tranh mành dân gian Đông Hồ với du khách. Ảnh: Thanh Thương - TTXVN

Chị Hoàng Thị Oanh đến từ tỉnh Thái Bình chia sẻ "Tôi rất thích dòng tranh dân gian Đông Hồ bởi làm từ các nguyên liệu tự nhiên. Bên cạnh đó, mỗi bức tranh lại mang 1 ý nghĩa riêng như: Tranh "Đàn lợn âm dương" thể hiện mong ước năm mới thịnh vượng, phát tài phát lộc, đông con nhiều cháu; tranh "Vinh Hoa Phú Quý" mang ý nghĩa chúc phúc và may mắn cho gia đình; tranh "Chăn trâu thổi sáo" ca ngợi cuộc sống bình yên của các làng quê Việt Nam, cầu mong khát vọng về sự thành đạt của con người...Đến nay, những bức tranh này được các nghệ nhân hiện đại hóa bằng cách dán lên tấm mành hay làm khung để bàn rất tiện lợi. Khách du lịch có thể mua trực tiếp và về trưng lên bàn làm việc hay làm quà tặng rất ý nghĩa".

Du lịch cộng đồng khu vực nông thôn: Hướng đi chiến lược

Với những giá trị độc đáo về di sản văn hóa, làng nghề truyền thống, lễ hội đặc sắc, tỉnh Bắc Ninh xác định phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực nông thôn là một hướng đi chiến lược, từ đó góp phần nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới bền vững.

Theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND thị xã Thuận Thành Nguyễn Văn Thịnh, làng tranh dân gian Đông Hồ hội đủ các điều kiện về tài nguyên để phát triển thành điểm du lịch cộng đồng theo tiêu chí OCOP. Việc kết hợp các tour, tuyến du lịch văn hóa tâm linh và du lịch làng nghề là một mô hình phù hợp và phát huy hiệu quả sau gần một năm triển khai. Đề án đã góp phần làm phong phú hơn sự trải nghiệm và giữ chân du khách ở lại thời gian dài hơn tại điểm du lịch cộng đồng trong làng tranh. Thời gian tới, thị xã tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo không gian cảnh quan cho điểm du lịch cộng đồng tại làng tranh theo Đề án đã được phê duyệt, góp phần đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy du lịch một cách bài bản, bền vững hơn.

Phát triển du lịch cộng đồng với sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ - Ảnh 3.

Sản phẩm tranh khung trúc dân gian Đông Hồ. Ảnh: Thanh Thương - TTXVN

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Đáp, tỉnh Bắc Ninh đang triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025". Tổ chức xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng tại 3 địa phương gồm: Làng gốm Phù Lãng (thị xã Quế Võ), làng tranh dân gian Đông Hồ (thị xã Thuận Thành) và làng Quan họ cổ Viêm Xá (thành phố Bắc Ninh).

Đến nay, sau 1 năm triển khai, Đề án bước đầu đã phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khách tham quan. Ngành Nông nghiệp, ngành Văn hóa phối hợp với ngành chức năng, địa phương thiết kế, phát triển sản phẩm, dịch vụ cho du khách trải nghiệm cuộc sống làng nghề, cuộc sống nông thôn tại các điểm du lịch cộng đồng gồm: Phù Lãng, Viêm Xá, Đông Hồ và vùng phụ cận. Thực hành các công đoạn làm ra sản phẩm nghề truyền thống (gốm, tranh dân gian), nghi thức, lề lối, trình diễn của Quan họ làng Diềm; thực hành in, làm tranh dân gian Đông Hồ.

Bên cạnh đó, ngành Văn hóa đã liên kết với các điểm du lịch, doanh nghiệp lữ hành hình thành các tour, tuyến du lịch đến các điểm triển khai xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP du lịch, nhằm tăng cường trải nghiệm để giữ chân du khách.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Đáp nhấn mạnh "Việc triển khai Đề án "Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025" không chỉ góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế làng nghề truyền thống, hệ thống các di sản văn hóa tạo nên các sản phẩm du lịch xanh, có trách nhiệm, mang bản sắc đặc trưng văn hóa con người Bắc Ninh - Kinh Bắc mà còn bảo tồn văn hóa, giới thiệu hình ảnh đẹp về văn hóa địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế".

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025 tại Hà Nội

Kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025 tại Hà Nội

Trong khuôn khổ "Ngày văn hoá Lâm Đồng tại Hà Nội", sáng 17/5/2025, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Diễn đàn kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội: Đậm đà sắc màu cao nguyên giữa lòng Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội: Đậm đà sắc màu cao nguyên giữa lòng Thủ đô

Trong khuôn khổ “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - Năm 2025”, tối 16/5, tại không gian phố đi bộ quanh Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND tỉnh Lâm Đồng đã khai mạc không gian trưng bày, giới thiệu văn hóa, du lịch, di sản kiến trúc quy hoạch; sản phẩm OCOP, nông nghiệp.

Đoàn đại sứ, trưởng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam thăm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đoàn đại sứ, trưởng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam thăm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Ngày 16/5, Đoàn đại biểu gồm các đại sứ, trưởng đại diện và thành viên ngoại giao đoàn, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh (Hải Dương).

Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc - Nơi lưu giữ tinh hoa của lịch sử Trung Hoa

Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc - Nơi lưu giữ tinh hoa của lịch sử Trung Hoa

Nằm ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc là một trong những trung tâm lưu giữ và trưng bày di sản văn hóa quan trọng bậc nhất của Trung Quốc, nơi đây được ví như "bảo tàng của thời gian", tái hiện sống động chiều dài lịch sử hơn 5.000 năm của nền văn minh Trung Hoa.

Lạc bước giữa thiên đường hoa hồng tại Sun World Ba Na Hills

Lạc bước giữa thiên đường hoa hồng tại Sun World Ba Na Hills

Bước vào những ngày hè rực rỡ tháng 5, Sun World Ba Na Hills như khoác lên mình một chiếc áo mới, rực rỡ và quyến rũ hơn bao giờ hết với hàng trăm ngàn bông hoa hồng khoe sắc tại Lễ hội Hoa Hồng 2025.

Bắc Ninh phát huy giá trị các điểm Bác Hồ đến thăm và làm việc

Bắc Ninh phát huy giá trị các điểm Bác Hồ đến thăm và làm việc

Sinh thời, Bác Hồ đã 18 lần đến thăm, làm việc với cán bộ, nhân dân tỉnh Bắc Ninh và để lại dấu ấn sâu sắc. Tỉnh Bắc Ninh đang làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, địa danh Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và làm việc trong đời sống đương đại.

Khai mạc Festival hoa lan TP HCM 2025

Khai mạc Festival hoa lan TP HCM 2025

Ngày 16/5, Festival hoa lan TP. Hồ Chí Minh năm 2025 với chủ đề Chuyến tàu đa sắc do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các sở, ngành tổ chức tại Công viên Tao Đàn, Quận 1 đã khai mạc, đón khách tham quan.

"Đánh thức" tiềm năng những điểm du lịch di sản trong phố cổ Hà Nội

"Đánh thức" tiềm năng những điểm du lịch di sản trong phố cổ Hà Nội

Nằm giữa những con phố chật hẹp, tấp nập của quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây và Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật 22 Hàng Buồm là 2 điểm đến độc đáo, giàu giá trị lịch sử, văn hóa.

Tin mới nhất

Kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025 tại Hà Nội

Kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025 tại Hà Nội

Trong khuôn khổ "Ngày văn hoá Lâm Đồng tại Hà Nội", sáng 17/5/2025, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Diễn đàn kết nối "Văn hoá - Du lịch - Thương mại" tỉnh Lâm Đồng 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội: Đậm đà sắc màu cao nguyên giữa lòng Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội: Đậm đà sắc màu cao nguyên giữa lòng Thủ đô

Trong khuôn khổ “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - Năm 2025”, tối 16/5, tại không gian phố đi bộ quanh Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND tỉnh Lâm Đồng đã khai mạc không gian trưng bày, giới thiệu văn hóa, du lịch, di sản kiến trúc quy hoạch; sản phẩm OCOP, nông nghiệp.

Đoàn đại sứ, trưởng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam thăm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đoàn đại sứ, trưởng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam thăm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Ngày 16/5, Đoàn đại biểu gồm các đại sứ, trưởng đại diện và thành viên ngoại giao đoàn, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh (Hải Dương).

Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc - Nơi lưu giữ tinh hoa của lịch sử Trung Hoa

Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc - Nơi lưu giữ tinh hoa của lịch sử Trung Hoa

Nằm ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc là một trong những trung tâm lưu giữ và trưng bày di sản văn hóa quan trọng bậc nhất của Trung Quốc, nơi đây được ví như "bảo tàng của thời gian", tái hiện sống động chiều dài lịch sử hơn 5.000 năm của nền văn minh Trung Hoa.

Lạc bước giữa thiên đường hoa hồng tại Sun World Ba Na Hills

Lạc bước giữa thiên đường hoa hồng tại Sun World Ba Na Hills

Bước vào những ngày hè rực rỡ tháng 5, Sun World Ba Na Hills như khoác lên mình một chiếc áo mới, rực rỡ và quyến rũ hơn bao giờ hết với hàng trăm ngàn bông hoa hồng khoe sắc tại Lễ hội Hoa Hồng 2025.

Bắc Ninh phát huy giá trị các điểm Bác Hồ đến thăm và làm việc

Bắc Ninh phát huy giá trị các điểm Bác Hồ đến thăm và làm việc

Sinh thời, Bác Hồ đã 18 lần đến thăm, làm việc với cán bộ, nhân dân tỉnh Bắc Ninh và để lại dấu ấn sâu sắc. Tỉnh Bắc Ninh đang làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, địa danh Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và làm việc trong đời sống đương đại.

Khai mạc Festival hoa lan TP HCM 2025

Khai mạc Festival hoa lan TP HCM 2025

Ngày 16/5, Festival hoa lan TP. Hồ Chí Minh năm 2025 với chủ đề Chuyến tàu đa sắc do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các sở, ngành tổ chức tại Công viên Tao Đàn, Quận 1 đã khai mạc, đón khách tham quan.

"Đánh thức" tiềm năng những điểm du lịch di sản trong phố cổ Hà Nội

"Đánh thức" tiềm năng những điểm du lịch di sản trong phố cổ Hà Nội

Nằm giữa những con phố chật hẹp, tấp nập của quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây và Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật 22 Hàng Buồm là 2 điểm đến độc đáo, giàu giá trị lịch sử, văn hóa.

Quản trị số thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

Quản trị số thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

Ngày 15/5, Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng một số đơn vị liên ngành tổ chức Chương trình du lịch và doanh nhân lần đầu tiên, các chuyên gia, doanh nghiệp đã chia sẻ về ứng dụng thực tế trí tuệ nhân tạo (AI), Tiktok và quản trị số trong ngành Du lịch.

Núi Bà Đen, điểm đến du lịch tâm linh bậc nhất Đông Nam Bộ

Núi Bà Đen, điểm đến du lịch tâm linh bậc nhất Đông Nam Bộ

Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh – điểm du lịch tâm linh bậc nhất Đông Nam Bộ hiện đang thu hút đông đảo Phật tử và du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng không khí linh thiêng.

90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link