06/04/2013 10:05 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Vào thế kỷ 20, Chùa Thầy vốn nổi tiếng là nơi yên bình và đẹp. Ngoài kiến trúc, địa hình, Chùa Thầy còn nổi tiếng với những gốc gạo cổ thụ, đến mùa cháy rực cả một vùng trời.
Vậy Chùa Thầy xưa thế nào? Mời bạn đọc cùng chia sẻ chùm ảnh có 1 không 2 của KTS Đoàn Đức Thành và có chút so sánh với ngày nay:
Chùa Thầy mùa hoa gạo
Chùa Thầy được xây dựng ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây nay thuộc Hà Nội. Trước chùa có hồ Long Chiểu, ở giữa xây dựng một nhà Thủy đình.
Người xưa trồng xung quanh hồ rất nhiều cây gạo và cứ vào tháng hai âm lịch hàng năm hoa gạo nở đỏ rực rỡ, in hình đỏ rực dưới mặt nước.
Mỗi bông hoa gạo tượng trưng hình bát hương thắp sáng lên trời đỏ rực, tỏa sáng huyền ảo thêm cảnh chùa.
Người xưa coi cây gạo như vật giao hòa giữa trời và đất, vì đó mà ngôi chùa càng trở nên thiêng liêng và cũng rất thơ mộng.
Thế nhưng, người đời nay không biết giữ gìn, hàng ngày họ đẽo vỏ đem bán làm thuốc, cây không vỏ thì làm sao sống được. Thế là những cây gạo cứ thay nhau chết dần.
Những bức ảnh này được tôi chụp từ thế kỷ trước, nay chỉ còn là kỷ niệm
Những cây gạo cứ bị chặt dần để rồi cuối cùng nay chỉ còn 1 gốc duy nhất
Nếu bạn đã từng có cơ hội đến Chùa Thầy từ thế kỷ trước, nay đến chắc hẳn bạn sẽ buồn rất nhiều
Hình ảnh hoa gạo Chùa Thầy ngày nay:
Ảnh Tran Cumits
Ảnh Lan Tím
M.T (Biên tập)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất