“Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về người có công theo hướng công bằng, minh bạch, đúng đối tượng; đồng thời mở rộng diện chính sách đối với những người có đóng góp thực sự nhưng chưa được ghi nhận đúng mức” – đó là một trong những định hướng lớn được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài viết “Uống nước nhớ nguồn”, công bố nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Khi đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trở thành động lực đổi mới  - Ảnh 1.

Trong bài viết, Tổng Bí thư cũng khẳng định tầm quan trọng của việc: "Phát huy mạnh mẽ vai trò kiểm tra, giám sát và kiến tạo của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong việc thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công." Đồng thời, yêu cầu "đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, xây dựng hệ thống dữ liệu số hóa về người có công với cách mạng nhằm quản lý, theo dõi, đánh giá chính sách một cách đồng bộ, chính xác và minh bạch."

Khi đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trở thành động lực đổi mới  - Ảnh 2.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu vào sáng 24/7. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Không chỉ là giá trị đạo lý truyền thống, chính sách tri ân người có công từ lâu đã trở thành một lẽ sống, một nguyên lý nhất quán trong hành xử của Nhà nước và xã hội Việt Nam. Từ quá khứ gian khổ đến hiện tại đổi thay, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những gia đình có công vẫn luôn được dành cho sự quan tâm đặc biệt - bằng tình cảm, bằng hành động và bằng cả những cơ chế, chính sách cụ thể.

Ở đó, ngay trong những giai đoạn đất nước còn bộn bề khó khăn, mức sống nhân dân chưa cao, hay khi thiên tai, dịch bệnh khiến mọi nguồn lực bị thử thách – thì nguyên tắc "ưu tiên người có công" vẫn không thay đổi. Sự nhất quán ấy được thể hiện qua các chính sách nhân văn như miễn giảm học phí, hỗ trợ học nghề, ưu tiên nhà ở, chăm sóc y tế, bảo đảm an sinh xã hội... dành cho người có công và thân nhân họ trong hầu khắp các lĩnh vực của đời sống.

Khi đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trở thành động lực đổi mới  - Ảnh 3.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu vào sáng 24/7. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Nhưng sâu xa hơn, đó còn là lời cam kết của quốc gia với lịch sử - rằng: Không một sự hy sinh nào là bị lãng quên. Không một tấm gương phụng sự nào là bị bỏ lại phía sau. Bởi, sự biết ơn chân thành và trách nhiệm tri ân chính là chất keo gắn kết cộng đồng dân tộc, là nền tảng bền vững để dựng xây tương lai.

Trong dòng chảy ấy, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa khơi dậy trách nhiệm chính trị và đạo lý nhân văn trong cách ứng xử với người có công - bằng những định hướng cụ thể, thiết thực và đậm tính đổi mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm với người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Khi đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trở thành động lực đổi mới  - Ảnh 5.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng quà cho người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Chẳng hạn, yêu cầu rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về người có công là bước đi không thể thiếu trong hành trình kiến tạo một xã hội tiến bộ. Song điểm nhấn đặc biệt lần này chính là tinh thần mở rộng chính sách tới những người có đóng góp thực sự nhưng còn thiệt thòi, chưa được ghi nhận đúng mức.

Đó là sự chủ động, đầy nhân văn của một nền hành chính đặt con người làm trung tâm - nơi nguyên tắc và cảm xúc không đối lập, mà cùng song hành để bảo đảm mỗi hy sinh, mỗi cống hiến đều được trân trọng xứng đáng.

Khi đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trở thành động lực đổi mới  - Ảnh 6.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Hay như việc phát huy vai trò giám sát và kiến tạo của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, chính sách đối với người có công không chỉ là trách nhiệm của bộ máy, mà trở thành bổn phận thiêng liêng của toàn xã hội. Chính trong sự tham gia rộng khắp ấy, tri ân mới thật sự lan tỏa - từ một chính sách thành một dòng chảy văn hóa, một hệ giá trị chung được cả cộng đồng nâng niu và gìn giữ.

Khi đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trở thành động lực đổi mới  - Ảnh 7.

Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương trên phần mộ các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên vào ngày 5/2/2025. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Cùng với đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để số hóa toàn diện dữ liệu người có công không chỉ giúp minh bạch hóa thủ tục hành chính. Ở một góc độ sâu xa hơn, đó còn là cách đất nước bày tỏ lòng tri ân bằng những tiến bộ mới nhất - để mỗi thông tin, mỗi đóng góp đều được lưu giữ trọn vẹn và tôn vinh bằng trí tuệ của thời đại.

Một điểm đặc biệt đầy ý nghĩa là: thời điểm Tổng Bí thư công bố bài viết cũng trùng khớp với cột mốc toàn quốc hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công - một nhiệm vụ từng được xác định là hành động tri ân thiết thực và cụ thể nhất. Hiện cả nước đã hỗ trợ gần 42.000 căn nhà cho người có công, trong đó hơn 35.000 căn đã hoàn thành và gần 7.000 căn đang được gấp rút hoàn thiện ngay trong dịp 27/7 này.

Khi đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trở thành động lực đổi mới  - Ảnh 8.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tại Khu di tích đặc biệt Thành cổ Quảng Trị trong trong chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị vào ngày 15/10/2024. Ảnh Lâm Khánh - TTXVN

Đó không chỉ là thành tựu của một chương trình lớn, mà còn là lời khẳng định: Tri ân không chỉ nằm trong lời nói, mà cần hiện diện trong từng mái ấm, từng chính sách, từng hành động cụ thể. Và ở tầm xa hơn, đó chính là khởi đầu cho một cách tiếp cận mới - khi đạo lý "uống nước nhớ nguồn" không chỉ dừng lại ở truyền thống, mà đang từng bước được cụ thể hóa thành tư duy quản trị hiện đại, thành khuôn mẫu chính sách và chuẩn mực hành xử văn minh. Bởi lẽ, tri ân là một dòng chảy không ngừng, nơi mỗi thế hệ đều có trách nhiệm làm mới, gìn giữ và tiếp nối - để lòng biết ơn luôn đồng hành cùng sự phát triển.

Khi đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trở thành động lực đổi mới  - Ảnh 9.

Các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu dự Hội nghị. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Khi đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trở thành động lực đổi mới  - Ảnh 10.

Bài: Trí Uẩn
Báo Thể thao và Văn hóa

90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link