"Việt Nam tổ chức các giải Ironman quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích cho kinh tế và du lịch, thu hút các vận động viên quốc tế tham gia hằng năm, giúp hình ảnh đất nước được lan tỏa".

"Việt Nam tổ chức các giải Ironman quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích cho kinh tế và du lịch, thu hút các vận động viên quốc tế tham gia hằng năm, giúp hình ảnh đất nước được lan tỏa".

Đó là quan điểm của Ironman Nghĩa Nguyễn khi chia sẻ với Thể thao và Văn hóa (TTXVN) về hành trình đến với Ironman, những trải nghiệm đáng nhớ khi thi đấu trong và ngoài nước, cũng như góc nhìn về vai trò của thể thao trong quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam. Anh cũng bày tỏ những kỳ vọng, đề xuất để các sự kiện thể thao lớn tại Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp, hấp dẫn và trở thành cầu nối đưa hình ảnh Việt Nam vươn xa trên bản đồ thế giới.

- Cũng giống với nhiều người, tôi đến với chạy bộ từ đợt dịch COVID-19. Thời điểm đó, công ty cho làm việc ở nhà. Tiết kiệm được hai tiếng mỗi ngày vì không phải di chuyển đến văn phòng, tôi bắt đầu chạy bộ xung quanh chung cư. Lúc bắt đầu, mỗi 5 km tôi chạy mất gần cả tiếng. Dần dần, tôi chạy được 10km, 21km, 42km, rồi chinh phục được ultra trail. Nhưng tôi lại bén duyên nhất với bộ môn triathlon – ba môn phối hợp bơi, đạp xe, chạy bộ. Đến nay, tôi đã hoàn thành ba lần cự ly half Ironman 70.3 và một lần cự ly full Ironman 140.6 – Nghĩa Nguyễn mở đầu cuộc trò chuyện với Thể thao và Văn hóa.

Ironman Nghĩa Nguyễn: Tổ chức các giải quốc tế giúp hình ảnh đất nước được lan tỏa - Ảnh 1.

* Trong quá trình tham gia các giải Ironman và các sự kiện thể thao quốc tế khác, anh có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và con người từ khắp nơi trong nước và trên thế giới. Anh nhận thấy các giải đấu này đã góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia như thế nào?

- Tôi chỉ mới một lần tham gia giải Ironman ở nước ngoài, là cự ly full 140.6 miles tại thị trấn Les Sables d'Olonne ở thành phố Vendee, miền Tây nước Pháp vào tháng 6/2025. Các giải 70.3 trước đó tôi đều tham gia ở Việt Nam.

Giải Ironman Les Sables d'Olonne được tổ chức từ năm 2019, nhưng năm nay là lần đầu tiên có cự ly full. Ban đầu tôi cũng không biết đến thị trấn này. Di chuyển cũng khó khăn, phải đi tàu khoảng sáu tiếng từ Paris mới đến. Nhưng tìm hiểu kỹ, tôi mới hiểu tại sao Ironman lại chọn nơi đây: một thị trấn nằm sát biển Đại Tây Dương, khung cảnh ven biển tuyệt đẹp, bãi biển dài và êm, thuận lợi cho môn bơi và chạy. Phần đạp xe đi xuyên qua ba thị trấn vùng quê yên bình. Đường được chặn hoàn toàn cho vận động viên. Đặc biệt, nơi này hằng năm được chọn tổ chức cuộc đua du thuyền Vendee Globe – nên cơ sở hạ tầng giao thông, khách sạn, y tế và các dịch vụ hỗ trợ đều rất tốt, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho vận động viên cùng khán giả.

Sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và lịch sử địa phương góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của giải đua Ironman tại đây. Sau khi hoàn thành cuộc thi, tôi có một nhận định và đánh giá rất cao về cách thức tổ chức ở đây. Về Việt Nam rồi mà lâu lâu tôi vẫn nhớ cảm giác những ngày ở đó. Đọng lại cảm xúc trong lòng vận động viên như thế, theo tôi là ban tổ chức đã rất thành công.

Nghĩa Nguyễn tại Giải Ironman Les Sables d'Olonne, Vendee, Pháp (tháng 6/2025)

* Việt Nam đã và đang tổ chức các giải Ironman quốc tế. Theo anh, những giải đấu này mang lại lợi ích gì cho việc quảng bá du lịch và văn hóa của Việt Nam nói chung, và của các địa phương đăng cai nói riêng?

- Triathlon là một môn thể thao rất được ưa chuộng ở phương Tây, nên việc Việt Nam tổ chức các giải Ironman quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích cho kinh tế và du lịch: thu hút các vận động viên quốc tế tham gia hằng năm, giúp hình ảnh đất nước được lan tỏa. Năm 2019, Đà Nẵng thậm chí còn được đăng cai Giải vô địch châu Á, rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp tham gia. Điều này góp phần rất lớn cho truyền thông toàn cầu vì các giải Ironman luôn được đưa tin trên báo chí, truyền hình, mạng xã hội, góp phần quảng bá cảnh đẹp, văn hóa, ẩm thực của Đà Nẵng, và sau này là cả Phú Quốc.

Dưới góc nhìn của một vận động viên phong trào trong khu vực, tôi rất hào hứng vì trong Đông Nam Á, Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia năng động, thân thiện, an toàn và có khâu tổ chức tốt. Sự uy tín được khẳng định dần qua từng năm. Gần đây, giải Subic Bay của Philippines bị hủy cự ly full 140.6. Sự lựa chọn duy nhất bây giờ cho cự ly này trong khu vực Đông Nam Á là Langkawi ở Malaysia. Nên nếu Việt Nam tận dụng được sự phát triển của môn thể thao này cùng với nhu cầu tăng cao của các vận động viên trong nước, và tổ chức được cự ly full Ironman, tôi nghĩ đó sẽ là một cú hích rất lớn cho kinh tế và du lịch Đà Nẵng các năm sắp tới.

Ironman Nghĩa Nguyễn: Tổ chức các giải quốc tế giúp hình ảnh đất nước được lan tỏa - Ảnh 3.

* Khi thi đấu ở nước ngoài, anh có thường chia sẻ về văn hóa, ẩm thực, hoặc cảnh đẹp của Việt Nam với các vận động viên hay bạn bè quốc tế không? 

- Lần thi đấu ở Les Sables d'Olonne vừa rồi, tôi đi cùng một người bạn từ Việt Nam. Không ngờ qua đó lại biết tin cũng có hai anh khác cũng từ Việt Nam qua. Trong số 3.000 vận động viên, hầu hết là người châu Âu, khi có bốn đại diện từ Việt Nam, chúng tôi cũng rất tự hào. Và càng hạnh phúc hơn khi cả bốn anh em đều hoàn thành cuộc thi an toàn, và đạt mục tiêu cá nhân của mình.

Trong những ngày lưu trú ở thành phố, tôi cũng kết bạn được với một số vận động viên khác, từ rất nhiều quốc gia. Có những anh kiều bào gốc Việt, sinh ra tại Pháp, nói tiếng Việt không sõi, nhưng khi thấy nhau trên đường chạy, đều vỗ vai động viên bằng những lời nói chân thành: "Người Việt! Người Việt! Cố lên nha!". Những kỷ niệm này có lẽ tôi không bao giờ quên được.

Khung cảnh cuộc đua tại Giải Ironman Les Sables d'Olonne. Ảnh: https://www.ironman.com

* Ngược lại, khi các vận động viên quốc tế đến Việt Nam tham gia Ironman, anh có nhận thấy họ quan tâm đặc biệt đến điều gì về văn hóa hay du lịch của đất nước chúng ta?

- Đối với cá nhân tôi, chỉ cần đi ra khỏi Thành phố Hồ Chí Minh tham gia bất cứ một giải nào, là đã kết hợp với du lịch rồi. Và tôi nghĩ ai cũng thế cả. Các vận động viên đến Đà Nẵng hay Phú Quốc đều rất quan tâm đến văn hóa, du lịch, ẩm thực của Việt Nam – không chỉ vì sự kiện của ngày thi đấu, mà còn những trải nghiệm đi kèm cuộc thi.

Kết hợp du lịch và thi đấu đang là xu hướng phổ biến. Việt Nam đang là điểm đến rất hấp dẫn trong khu vực, nên các giải Ironman tại Việt Nam cũng là dịp cho các vận động viên quốc tế khám phá, đặc biệt những ai lần đầu đến khu vực Đông Nam Á.

Ironman Nghĩa Nguyễn: Tổ chức các giải quốc tế giúp hình ảnh đất nước được lan tỏa - Ảnh 5.

* Theo anh, các vận động viên Việt Nam, đặc biệt là những người tham gia các giải đấu quốc tế như Ironman, có thể đóng vai trò "đại sứ" như thế nào trong việc lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam?

- Ironman, hay triathlon nói chung, đang rất phát triển tại Việt Nam. Nhưng so với chạy bộ hay pickleball, vẫn là một môn thể thao kén người chơi vì sự tốn kém (ba môn thể thao khác nhau) và đòi hỏi quỹ thời gian luyện tập mà không phải ai cũng cam kết được. Tôi cảm thấy rất may mắn khi có cơ hội được trải nghiệm các giải thi đấu quốc tế, lan tỏa hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam. Khoảnh khắc tôi về đích tại giải Ironman Les Sables d'Olonne, tên của tôi được vang lên cùng với hai chữ "Việt Nam", tôi đã rất xúc động và hạnh phúc. Đây là những cơ hội các vận động viên nước nhà "ghi điểm" trong mắt bạn bè năm châu, và tôi tin chúng ta sẽ còn làm được nhiều hơn nữa trong các năm sắp tới.

Ironman Nghĩa Nguyễn: Tổ chức các giải quốc tế giúp hình ảnh đất nước được lan tỏa - Ảnh 6.

* Anh có đề xuất hay ý tưởng nào để các giải thể thao lớn tại Việt Nam, bao gồm Ironman, có thể được khai thác hiệu quả hơn nữa nhằm mục đích quảng bá văn hóa và du lịch?

- Cá nhân tôi thấy phong trào chạy bộ ở Việt Nam phát triển rất mạnh tầm năm năm trở lại đây và cũng chưa có dấu hiệu suy giảm.

Tuy nhiên, một thói quen của bản thân tôi thay đổi sau năm năm chạy bộ là tôi ít đi chạy giải so với ngày trước. Năm 2022 sau COVID tôi đi rất nhiều, gần như cuối tuần nào cũng đăng ký một giải 21km nào đó để đi. Nhưng bây giờ thì cả một năm chỉ đi hai hoặc ba giải quan trọng. Lý do tôi nghĩ là hiện tại đang có quá nhiều giải chạy lớn, nhỏ khác nhau; nhưng lại không thật sự có một giải chạy nào đủ sức đại diện cho một khu vực hay thành phố, để thu hút vận động viên quốc tế đến cả.

Nhìn quanh khu vực, các thủ đô đều chỉ có một giải riêng như Standard Chartered Singapore Marathon của Singapore, Standard Chartered Kuala Lumpur Marathon của Malaysia, Beijing Marathon, xa hơn một chút thì có Seoul Marathon. Đây đều là những giải lớn của các quốc gia bạn bè, cố định thời gian tổ chức hằng năm, và các vận động viên nước bạn đều lên kế hoạch tập luyện rất chặt chẽ và nghiêm túc cho các giải này. Rất nhiều bạn bè tôi cũng tìm đến những giải chạy này để trải nghiệm.

Tôi mong sắp tới sẽ có nhiều hơn sự hỗ trợ từ Liên đoàn Điền kinh Việt Nam giúp cho các giải ở những thành phố lớn cùng "chung tay" với nhau tạo thành những giải thật sự tầm cỡ quốc tế, thu hút 20.000-30.000 vận động viên.

Cá nhân tôi thấy Ironman 70.3 Đà Nẵng và gần đây là Phú Quốc đang tạo được tiếng vang riêng vì thu hút được rất nhiều vận động viên quốc tế đến.

Ironman Nghĩa Nguyễn: Tổ chức các giải quốc tế giúp hình ảnh đất nước được lan tỏa - Ảnh 7.

* Ngoài việc thi đấu, anh có tham gia các hoạt động bên lề nào tại các giải Ironman mà có yếu tố văn hóa, du lịch? Ví dụ như các buổi giao lưu, tham quan địa phương, v.v.?

- Tôi luôn kết hợp các chuyến đi thi đấu của mình thành một chuyến du lịch ngắn ngày. Những chuyến đi VNExpress Marathon ở Quy Nhơn hay Nha Trang, tôi đều dẫn cả bố mẹ và vợ con theo. Hôm đi Festival ở Bàu Trắng hay Ultra Trail Măng Đen, tôi cũng dẫn bố đi cùng, để bố tôi biết thêm về thể thao cũng như đam mê của con mình. Đây cũng là dịp gia đình tôi khám phá và tham quan địa phương, những địa danh mà chưa bao giờ tôi có dịp biết đến.

Xin cảm ơn Nghĩa Nguyễn về cuộc phỏng vấn!

PHẠM HUY
NVCC - IRONMAN.COM

Tin cùng chuyên mục

Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, sản phẩm mang dấu ấn văn hóa riêng biệt chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt, nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.

Du lịch Hạ Long cam kết phục vụ an toàn cho du khách

Du lịch Hạ Long cam kết phục vụ an toàn cho du khách

Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh vừa có thư ngỏ gửi tới các du khách, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế khẳng định tiếp tục nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn cao nhất cho mọi hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo và cam kết mang tới cho du khách sự an tâm với chất lượng phục vụ và trải nghiệm tốt nhất.

Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn nhận bằng khen của Bộ VHTTDL

Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn nhận bằng khen của Bộ VHTTDL

Ngày 25/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng cho ông Lý Xương Căn - Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc.

Hà Nội đón gần 3 triệu lượt khách, doanh thu vượt 10 nghìn tỷ đồng trong tháng 7/2025

Hà Nội đón gần 3 triệu lượt khách, doanh thu vượt 10 nghìn tỷ đồng trong tháng 7/2025

Ngành du lịch Thủ đô vừa công bố những con số hết sức ấn tượng trong tháng 7, khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu của cả khách nội địa và quốc tế.

Hội thảo xúc tiến du lịch Quảng Ninh tại Hàn Quốc: Gắn kết văn hóa – mở rộng thị trường

Hội thảo xúc tiến du lịch Quảng Ninh tại Hàn Quốc: Gắn kết văn hóa – mở rộng thị trường

Trong khuôn khổ chiến dịch quảng bá du lịch quốc tế năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thành công hội thảo xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc với chủ đề "Shape of Quang Ninh".

Về đất thiêng Côn Đảo bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước

Về đất thiêng Côn Đảo bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước

Đến với Côn Đảo vào những ngày của tháng 7 là tìm về một “địa chỉ đỏ” linh thiêng của Tổ quốc. Hòn đảo với vẻ đẹp biển xanh, cát trắng từng là “địa ngục trần gian”, nơi giam cầm, đày ải và chứng kiến sự hy sinh của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước.

Bảo tồn, trao truyền giá trị Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Bảo tồn, trao truyền giá trị Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Theo Chỉ số Hộ chiếu Henley công bố ngày 22/7, người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, với quyền miễn thị thực hoặc cấp thị thực tại sân bay đến 193/227 điểm đến trên toàn cầu.

Tin mới nhất

Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, sản phẩm mang dấu ấn văn hóa riêng biệt chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt, nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.

Du lịch Hạ Long cam kết phục vụ an toàn cho du khách

Du lịch Hạ Long cam kết phục vụ an toàn cho du khách

Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh vừa có thư ngỏ gửi tới các du khách, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế khẳng định tiếp tục nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn cao nhất cho mọi hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo và cam kết mang tới cho du khách sự an tâm với chất lượng phục vụ và trải nghiệm tốt nhất.

Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn nhận bằng khen của Bộ VHTTDL

Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn nhận bằng khen của Bộ VHTTDL

Ngày 25/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng cho ông Lý Xương Căn - Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc.

Hà Nội đón gần 3 triệu lượt khách, doanh thu vượt 10 nghìn tỷ đồng trong tháng 7/2025

Hà Nội đón gần 3 triệu lượt khách, doanh thu vượt 10 nghìn tỷ đồng trong tháng 7/2025

Ngành du lịch Thủ đô vừa công bố những con số hết sức ấn tượng trong tháng 7, khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu của cả khách nội địa và quốc tế.

Hội thảo xúc tiến du lịch Quảng Ninh tại Hàn Quốc: Gắn kết văn hóa – mở rộng thị trường

Hội thảo xúc tiến du lịch Quảng Ninh tại Hàn Quốc: Gắn kết văn hóa – mở rộng thị trường

Trong khuôn khổ chiến dịch quảng bá du lịch quốc tế năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thành công hội thảo xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc với chủ đề "Shape of Quang Ninh".

Về đất thiêng Côn Đảo bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước

Về đất thiêng Côn Đảo bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước

Đến với Côn Đảo vào những ngày của tháng 7 là tìm về một “địa chỉ đỏ” linh thiêng của Tổ quốc. Hòn đảo với vẻ đẹp biển xanh, cát trắng từng là “địa ngục trần gian”, nơi giam cầm, đày ải và chứng kiến sự hy sinh của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước.

Bảo tồn, trao truyền giá trị Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Bảo tồn, trao truyền giá trị Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Theo Chỉ số Hộ chiếu Henley công bố ngày 22/7, người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, với quyền miễn thị thực hoặc cấp thị thực tại sân bay đến 193/227 điểm đến trên toàn cầu.

"Người sắt" Lê Phương Vy: Lan tỏa đam mê du lịch qua từng bước chạy

"Người sắt" Lê Phương Vy: Lan tỏa đam mê du lịch qua từng bước chạy

Là một nữ runner bền bỉ, Lê Phương Vy được cộng đồng yêu chạy bộ ví như “người sắt” của làng trail Việt Nam.

Hòn Yến: Khám phá rạn san hô trên cạn độc đáo bậc nhất Việt Nam

Hòn Yến: Khám phá rạn san hô trên cạn độc đáo bậc nhất Việt Nam

Khi thủy triều rút, cả một thế giới san hô cổ đầy màu sắc hiện ra ngay trên bãi cạn Hòn Yến (xã Ô Loan, tỉnh Đắk Lắk) tạo nên một khung cảnh kỳ thú hiếm có.

90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link