(Thethaovanhoa.vn) - Báo chí Australia mới đây đã đăng tải hai bài viết của các nhà nghiên cứu và ngoại giao Trung Quốc với cùng nội dung “Việt Nam không có tuyên bố pháp lý về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.”
Ngay sau khi các bài viết được đăng, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia nghiên cứu nổi tiếng về biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã phản hồi tới các tòa soạn, theo đó kịch liệt phản đối quan điểm của hai tác giả xung quanh vấn đề biển Đông và những căng thẳng với Việt Nam trên biển Đông hiện nay.
Tàu Trung Quốc (phía sau) áp sát, ngăn cản, sẵn sàng đâm va, uy hiếp tàu Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Về bài viết của Zhao Qinghai - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hợp tác và an ninh hàng hải, thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, đăng trên tờ The Australian Financial Review ngày 11/6, giáo sư Thayer khẳng định đây không phải là bài bình luận có tính chất học thuật khi chỉ nêu lại chính sách của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Giáo sư Thayer phản đối lập luận của ông Zhan rằng luật pháp quốc tế đứng về phía Trung Quốc vì giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) nằm trong vùng liền kề của Trung Quốc.
Theo giáo sư Thayer, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) cùng một hạm đội tàu chiến và tàu vũ trang vào biển Đông là hoàn toàn vô lý, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Giáo sư Thayer nhấn mạnh Trung Quốc cũng đang xuyên tạc Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 và ông Zhao đang tuyên truyền thông tin không đúng sự thật đó.
Giáo sư Thayer khuyên Trung Quốc nên phản ứng tích cực với những yêu cầu liên tục của Việt Nam về việc tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề.
Về bài viết của Ma Zhaoxu - Đại sứ Trung Quốc tại Australia, đăng trên tờ The Australian số ra ngày 13/6, giáo sư Thayer cho rằng bài viết gây nhiều tranh cãi.
Đại sứ Ma Zhaoxu đã được chọn để tuyên truyền về cuộc khủng hoảng hiện nay xung quanh việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại biển Đông. Giáo sư Thayer tiếp tục khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế.
Giáo sư nhấn mạnh cam kết của Đại sứ Ma Zhaoxu “hợp tác với Việt Nam” để giải quyết tranh chấp là đáng hoan nghênh, song thực tế tới nay, mọi nỗ lực của Việt Nam để yêu cầu Trung Quốc đối thoại, đàm phán giải quyết tranh chấp đều không nhận được phản hồi tích cực từ Bắc Kinh.
Việt Nam và Kazakhstan có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô và tái thiết lập quan hệ vào năm 1992. Hai nước có vị trí quan trọng và có ảnh hưởng tích cực trong khu vực và trên thế giới.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết, với hơn 1,6 triệu lượt khách sau 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5), doanh thu toàn ngành đạt 4.170 tỉ đồng.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 2/5, hưởng thọ 107 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới văn hóa, học thuật và những người yêu mến ông.
Bãi biển Copacabana (Brazil) nổi tiếng đã biến thành một đại dương rực rỡ của người hâm mộ vào tối 3/5 khi siêu sao nhạc pop toàn cầu Lady Gaga trình diễn một buổi hòa nhạc miễn phí, đánh dấu màn trình diễn lớn nhất trong sự nghiệp lẫy lừng của cô.
Trên cương vị Ủy viên Ban Thường vụ và Trưởng Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn đã dự khán trận chung kết và tham gia lễ trao giải AFC Champions League Elite 2024/25.
Kỳ nghỉ lễ 30/4- 1/5 năm nay, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận diễn ra sôi động, nhộn nhịp và đảm bảo an toàn. Toàn tỉnh Bình Thuận đón khoảng 228.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú (tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2024). Doanh thu ước khoảng 450 tỷ đồng.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, trong một bài viết sâu sắc đăng tải trên tờ báo La Patrie News của Algeria, nhà báo Mohamed Abdoun đã chia sẻ những ấn tượng đặc biệt về Việt Nam...
Sáng 4/5, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak từ ngày 4-6/5/2025, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.