(TT&VH) - Một trong những dấu ấn của Hà Nội từ thời xưa: cột điện sắt và hòm thư sơn vàng. Giờ thì cột điện bê tông khắp nơi, tương lai sẽ chẳng còn cột điện trong thành phố (TP), khi cáp ngầm chôn xuống đất. Còn những hòm thư vàng thì sao?
1. Thời học cấp 3 trường chuyên Yên Hoà (1995 - 1997), ngày nào tôi cũng đạp Mifa vàng chanh qua bưu điện (BĐ) 165 Cầu Giấy, có 2 hòm thư vàng trước cửa. Tem 200 đồng, rồi lên 400. Gửi bài cho các báo, tạp chí đều, nên 2 hòm thư thân thiết, tôi ra BĐ lấy nhuận bút quen đến mức không cần chứng minh thư. Lâu nay, tôi thưa ít gửi thư và lĩnh tiền, ít vào BĐ. Bài vở đều dùng email. Thăm hỏi có điện thoại. Song tôi luôn trân trọng sự hiện diện của các bưu cục (BC). Qua vụ mua vé Jet Star (cho hành khách trả tiền qua BĐ), tôi giật mình: BĐ Giảng Võ, Ngọc Khánh (trên đường Kim Mã) không còn.
Giấy báo nhuận bút Sông Hương lọt xuống BC 209 Xuân Thuỷ, sinh cớ cho tôi vào BĐ. Với tôi, BĐ và những hòm thư vàng, là một hiện hữu của thế giới tinh thần phong phú, tình cảm con người vẫn còn ấm áp.
Chị Chu Thanh Thảo, nhân viên BC, vừa gói bưu phẩm cho cô sinh viên, vừa ngậm ngùi: "Chị ở Cổ Nhuế, làm ở đây thích lắm, được phục vụ SV - trẻ trung lây. Thế mà hết tháng 12 năm nay, BC sẽ đóng cửa. Thuê nhà đắt, tiền thu vào không đủ nên sếp cho đóng. Chị tiếc và buồn lắm".
Hòm thư bưu điện có thành niềm hoài cổ?
BC Hồ Tùng Mậu gần trường ĐHSK - ĐA, Thương mại đóng lâu rồi. BC Xuân Thuỷ gần cụm trường Ngoại ngữ, Sư phạm sắp mất. Chống chếnh!
2. Thế giới phẳng kết nối loài người. Quá lệ thuộc vào internet, đến mức cho rằng mọi tra cứu, giao dịch, liên lạc ở đó thay thế các hình thức truyền thống thì quả vô lý và bất thường.
Xã hội ngày phát triển, đời sống công nghiệp, "công nghiệp" cả tư duy. Nhiều người luôn vội vã, hối hả, đơn điệu, máy móc theo quy trình, sức ép công việc. Không sống như họ cần là, theo giới tính của mình, dành thời gian cho tình yêu và nghệ thuật một cách xứng đáng, họ buộc phải lựa chọn theo thứ bậc của tham vọng. Sự "tha hoá" bào mòn xúc cảm, trí tưởng tượng, lòng vị tha và sẻ chia. Ở các nước thuộc G7, nhóm quốc gia giàu mạnh nhất thế giới, BĐ vẫn luôn hoạt động sôi động. Về nhịp sống, tiết tấu tư duy, họ nhanh hơn chúng ta từ lâu, vẫn nâng niu giá trị cổ điển. Du lịch đâu, người châu Âu đều có thói quen gửi post card ảnh nơi ấy, kể qua về sức khỏe, vùng họ đang thăm thú và những dòng thăm hỏi người thân. Họ không quên gửi thiếp, quà Giáng sinh, năm mới qua bưu điện. Ảnh, bưu thiếp nhiều người cùng ngắm được, lưu giữ thành kỷ vật, chữ thể hiện tính cách, tâm trạng của người viết, làm sao thiếp "tập thể" gửi qua email, chữ "dolly" theo các font mặc định thay thế bút tích con người! Nhìn phong bì, tem, thấy từng giai đoạn lịch sử. Dấu bưu điện là "vân tay" của địa danh. Tôi đã thấy những lá thư P. Picasso gửi bạn và các người tình, lưu giữ tại bảo tàng mang tên danh hoạ ở Paris. Kinh đô ánh sáng lộng lẫy đầy giá trị văn hoá, với nhiều các la poste (bưu điện).
Đây không chỉ là vấn đề văn hoá, mà là câu chuyện báo động về xã hội, về nhân văn. Thay đổi, sáp nhập, nâng cấp, chúng ta có nhiều những tập đoàn. Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN (VNPT) có từ 9/1/2006, cho thấy sự phát triển hay thiếu hụt, BC, hòm thư mất dần trên đường phố, con người bận rộn hay lãnh cảm, vô tình? Tôi hỏi người ít viết, kẻ không một lần viết thư, gửi bưu thiếp, gửi quà qua BĐ; hay hỏi ông Bùi Văn Lực, giám đốc Bưu điện TP Hà Nội về những hòm thư màu vàng ngày một vắng nơi TP "rộng lạ kỳ"?!
Tại các nước phát triển, người dân vẫn giữ rất nhiều những hòm thư bưu điện
Hàng năm, tổ chức Bưu chính thế giới (UPU) vẫn có cuộc thi viết thư gửi nhân vật nổi tiếng nào đó, theo chủ đề. Trong xã hội tiện nghi xa xỉ phương Tây, những đứa trẻ vẫn được nuôi niềm tin vào cổ tích, vào phép lạ, hàng triệu lá thư vẫn gửi tới ông già Noel, một ông già có thật ở làng quê Phần Lan, ông không thể gửi quà và trả lời thư của tất cả lũ trẻ trông ngóng, khao khát, dẫu có mấy chục trợ lý.
Danh giá nhất nước Pháp, một trong các trường ĐH lâu đời và uy tín nhất thế giới - ĐH Sorbone (từ 1257) khu La tinh (Quatier Latine) Paris, mở lớp dạy viết thư tay mỗi năm. Mỗi khi cần biểu tỏ tình cảm, sự quan tâm đặc biệt đến ai, tôi vẫn viết thư tay. Viết tay thật truyền cảm. Những file nén không bao giờ thay thế được bút tích. Đâu chỉ là chữ ký dưới các văn bản hay tên họa sĩ ở góc các bức tranh. Nét chữ nét người. Mong chờ lá thư tay khó làm sao, thời ngôn ngữ chat dày đặc lỗi chính tả và từ "hè phố" thịnh hành.
3. Theo thống kê mới nhất của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), hiện có khoảng 2 tỷ người dùng internet, tức 1/3 nhân loại. Chợt nhớ câu thơ: "Sau một đêm, thủ đô bỗng bao la chẳng ai lường nổi/ Đi mãi chưa hết thành phố của mình" (Sốt chiều, Vi Thuỳ Linh). Sau 1/8/2008, TP của tôi rộng không thể tưởng. Nó có 9 bưu điện trung tâm (TT) cho các khu vực quận, huyện. Hoàn Kiếm, Ba Đình (TT 1), Hai Bà Trưng, Hoàng Mai (TT2), Đống Đa, Cầu Giấy (TT3)... 2000 đồng/ con tem, hiếm dần người mua để dán. Những lá thư tay luôn làm tôi rung động, chưa nói đến thư tình.
Báo in cũng ít được đọc, vì dân tình hay "lướt" báo mạng (mất khả năng đọc tiểu thuyết, nghiền ngẫm văn chương). Ô tô vàng của Bưu chính Việt Nam (VN) ít chuyến hơn. Bác đưa thư miền núi cuốc bộ, xe đạp, đi ngựa len lỏi khốn khổ, mệt mỏi, bớt rồi. Những bưu tá phóng xe máy nơi đô thị nhàn nhiều, vì thư ít.
Trên con tem, dấu bưu điện mực đen tròn (đóng tay), hình sóng (chạy máy) lạc lõng trong bộn bề thờ ơ. Đồng phục vàng, ô tô vàng, hòm thư vàng ít dần, báo động một cuộc sống lạnh lùng, hối hả không kịp thở.
Ngạn ngữ Pháp có câu: "Với tất cả những cái nếu, có thể bỏ Paris vào một cái chai". Cứ mong, những hòm thư vàng sẽ "mọc" trở lại, ở khu dân cư, ngã tư, trường học, hình ảnh cảm động mà tôi mơ ước. Không cần nhét thư vào chai thả ra sông, biển; đứng bên hòm thư vàng đất thánh, gửi thư tay cho người yêu quý và chờ thư tay hồi đáp, tôi tự "đánh dây thép" vào mơ mộng của mình.
Bưu điện Bờ Hồ, nơi tính kim số 0 từ trung tâm thủ đô toả các nơi, nhìn ra hồ thiêng. Trên cao, vẫn chạy đều đồng hồ kim trắng nền đen 4 mặt.
Redmi A5 ghi điểm với thiết kế hiện đại, camera kép AI sắc nét, pin dồi dào và mức giá dễ tiếp cận, đáp ứng tốt nhu cầu từ làm việc đến giải trí cho mọi lứa tuổi.
Trương Trần Anh Duy ra mắt MV “Việt Nam khát vọng vươn mình” – dấu ấn khép lại hành trình EP “Ngân nga” đầy cảm xúc, tôn vinh vẻ đẹp Việt Nam qua âm nhạc.
Hòa chung không khí thiêng liêng của mùa Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 (Đại lễ Vesak 2025), diễn ra từ ngày 6 đến 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành trên địa bàn Thành phố ra mắt chuỗi hành trình tâm linh đặc biệt dành cho du khách trong và ngoài nước.
Chiều 5/5/2025, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ngày 5/5, một phái đoàn khảo cổ quốc tế và Libya đã công bố phát hiện dấu tích của một ngọn hải đăng cổ đại trên bờ biển của thành phố Tobruk, miền Đông nước này. Phát hiện này có thể vẽ lại bản đồ các cảng cổ ở Địa Trung Hải và góp phần nâng cao hiểu biết lịch sử về vai trò hàng hải và văn hóa của Libya trong các nền văn minh cổ đại.
Được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ, thác Tà Puồng (hay còn gọi là Trăng Tà Puồng) ở xã miền núi Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có 2 thác nước lớn cao trên 35m, dưới chân thác là hồ nước sâu, trong xanh mát lạnh.
Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp. Đây là đề xuất trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 vừa được công bố lấy ý kiến nhân dân.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 6/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tại lễ trao giải Nghệ thuật Baeksang lần thứ 61 tổ chức tại COEX Hall D, Gangnam, Seoul vào tối 5/5, nhà biên kịch bí ẩn Im Sang Chun đã xuất sắc giành giải Kịch bản xuất sắc nhất mảng truyền hình với bộ phim cảm động Khi cuộc đời cho bạn quả quýt (When Life Gives You Tangerines) - một tác phẩm đình đám trên Netflix.
Từ ngày 2 - 7/5, thành phố Aswan bên bờ sông Nile của Ai Cập trở nên sôi động hơn với Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ (AIWFF 2025) lần thứ 9. Sự kiện này tiếp tục khẳng định cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Với màn hóa thân thuyết phục vào vai thám tử Kiên, diễn viên Quốc Huy đang là cái tên "gây sốt" tại các rạp chiếu. Thành công của Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu không chỉ khẳng định sức hút của nhân vật mà còn chứng minh tài năng và sự nỗ lực không ngừng của nam diễn viên trên hành trình gần hai thập kỷ cống hiến cho nghệ thuật.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg (ngày 5/5/2025) về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án, công trình quy mô lớn và chuẩn bị tổ chức triển lãm các thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Phát biểu tại Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025, Chủ tịch nước đề nghị, cần đưa tâm từ bi vào chính sách, mang trí tuệ vào định hướng phát triển, đề cao tinh thần Vô ngã - Vị tha, tức là làm việc gì cũng không vì bản thân mình mà luôn nghĩ đến lợi ích của đại chúng.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, đội bóng xứ Catalan chỉ còn cách trận chung kết Champions League một cuộc chiến sinh tử nữa và họ hy vọng sẽ vượt qua thử thách mang tên Inter Milan.