Chúng tôi đến thăm nhạc sĩ Phạm Tuyên vào một ngày Hà Nội rực nắng. Trong căn nhà nhỏ trên phố Vạn Bảo, ông thong thả ngồi trên chiếc ghế tựa quen thuộc, dõi theo chương trình ca nhạc phát trên truyền hình – nơi những khúc ca cách mạng vẫn vang lên mỗi dịp tháng Tư lịch sử.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên với "Như có Bác trong ngày đại thắng": Từ trái tim Hà Nội đến tiếng reo trên phố Sài Gòn

Chúng tôi đến thăm nhạc sĩ Phạm Tuyên vào một ngày Hà Nội rực nắng. Trong căn nhà nhỏ trên phố Vạn Bảo, ông thong thả ngồi trên chiếc ghế tựa quen thuộc, dõi theo chương trình ca nhạc phát trên truyền hình – nơi những khúc ca cách mạng vẫn vang lên mỗi dịp tháng Tư lịch sử. Thấy chúng tôi, ông nở nụ cười hiền hậu, vẫn như bao năm qua. Giọng nói chậm rãi, ánh mắt ánh lên nét đôn hậu: "96 tuổi rồi, giờ chỉ ngồi nghe thế này thôi!". Chúng tôi hỏi: "Ông có vui không ạ?" - ông siết nhẹ tay, vừa cười vừa đáp: "Vui chứ!"

Chị Phạm Hồng Tuyến, con gái út của ông, lấy từ tủ sách một cuốn sổ chép tay đã cũ. Nhạc sĩ mở ra đúng trang viết bài "Như có Bác trong ngày đại thắng". Những khuông nhạc đã phai màu thời gian, những nét chữ đã mờ theo năm tháng, chỉ tên ca khúc được viết nổi bật bằng bút dạ màu vàng đỏ rực rỡ trên mặt giấy ngả nâu. Nhìn bản nhạc ấy, ai cũng như nghe thấy âm thanh của ngày chiến thắng vọng lên từ quá khứ.

Ca khúc được sáng tác vào đêm 28/4/1975, chỉ hai ngày trước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Khi ấy, nhạc sĩ Phạm Tuyên, mới 45 tuổi, đang công tác tại Ban Văn nghệ - Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong dòng thông tin dồn dập từ chiến trường, ông được giao sáng tác một ca khúc để đón chào đại thắng. Ban đầu, ông định viết một bản hợp xướng bốn chương thật hoành tráng, nhưng rồi nhận ra: ngày vui ấy không nằm trong phòng hòa nhạc, mà diễn ra trên đường phố ngập cờ hoa, nơi triệu con tim sẽ hát trong niềm hân hoan đoàn tụ.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên với "Như có Bác trong ngày đại thắng": Từ trái tim Hà Nội đến tiếng reo trên phố Sài Gòn - Ảnh 1.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và con gái Phạm Hồng Tuyến trò chuyện với phóng viên TT&VH trước thềm kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Ảnh: Hải Dương

Tối 28/4, khi bản tin đưa tin phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, như một tín hiệu khải hoàn, cảm xúc trong ông vỡ òa. Từ 21h30 đến 23h, bài hát ra đời, hoàn chỉnh, không sửa một từ. Chỉ vỏn vẹn 60 chữ, nhưng sức sống của nó kéo dài nửa thế kỷ, trở thành khúc ca bất tử của dân tộc. Nhớ lại thời khắc đó, ông bảo: "Hình ảnh Bác Hồ, hình ảnh chiến thắng từ sâu trong tim, nên cứ thế tuôn trào"!

Chiều 30/4, bài hát lần đầu được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, giữa giờ phút lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Rồi sau đó, khúc ca lại tiếp tục vang lên từ Đài Phát thanh Sài Gòn giải phóng. Giữa biển người mừng chiến thắng, hàng vạn người hát vang: "Việt Nam - Hồ Chí Minh!". Giai điệu từ một đêm Hà Nội mưa đã hóa thành tiếng nói chung của cả dân tộc trong thời khắc non sông liền một dải.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên với "Như có Bác trong ngày đại thắng": Từ trái tim Hà Nội đến tiếng reo trên phố Sài Gòn - Ảnh 2.

Bản chép tay ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” và những ghi chú của tác giả

Bản nhạc chép tay ca khúc được giữ gìn như một báu vật trong căn nhà nhỏ, cùng những câu chuyện chưa từng phai trong ký ức người thân. "Năm đó, tôi 7 tuổi, sinh nhật tôi đúng ngày 1/5, khi đó bài hát của bố tôi vừa ra đời đã được phát đi phát lại trên đài. Tôi cầm đầu đám trẻ con trong khu tập thể đi lên đi xuống cầu thang hát oang oang. Chúng tôi chẳng đứa nào cần bắt nhịp dạy từng câu, vì bài dễ hát quá. Khi ấy, cả khu tập thể ai cũng tự hào vì khu mình lại có nhạc sĩ sáng tác bài hát nổi như thế!" - chị Phạm Hồng Tuyến, con gái út nhạc sĩ, kể lại.

Về sau, bài hát vang lên trong lễ kỷ niệm 30/4, tại các sự kiện ngoại giao, hay thi đấu thể thao... Trong cuốn hồi ký "Chúng tôi đã sống như thế", nhà giáo Nguyễn Ánh Tuyết - vợ của nhạc sĩ Phạm Tuyên - kể lại: "Ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng đã được Nhà nước thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, với câu ghi trên huân chương: Tặng thưởng nhạc sĩ Phạm Tuyên, đã có thành tích xuất sắc trong việc sáng tác bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng", góp phần cổ vũ kịp thời cho ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 1985, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trường Chinh (đã ký).

Nhạc sĩ Phạm Tuyên với "Như có Bác trong ngày đại thắng": Từ trái tim Hà Nội đến tiếng reo trên phố Sài Gòn - Ảnh 3.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên trò chuyện với phóng viên TT&VH trước thềm kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Để mừng đón huân chương, tôi đã thịt hai con gà đang nuôi trong chuồng làm một bữa miến mời bạn bè đến chung vui. Trong bữa "đại tiệc" đó, nhiều bạn bè, đồng chí đến dự đều ngồi bệt xuống sàn nhà ăn liên hoan! Bữa liên hoan đó thật đơn sơ nhưng vui vẻ và ấm cúng!... Đây cũng là trường hợp đặc biệt Nhà nước ta thưởng huân chương cho một bài hát".

Ở tuổi 96, người bạn đời - người đã cùng ông đi qua những thăng trầm, chứng kiến những khoảnh khắc lịch sử và lưu giữ bao câu chuyện về những ca khúc - đã không còn bên ông nữa. Nhưng những câu chuyện vẫn như một di sản của gia đình và lại tiếp tục được kể bởi con gái ông.

Một lần về thăm Tây Ninh, ông từng được một bé gái khoanh tay cảm ơn: "Con cảm ơn bác vì đã đặt tên cho con". Hóa ra, sau ngày miền Nam giải phóng, cha mẹ cô bé đã chọn tên Huy Hoàng từ câu hát: "Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng". Bé gái ấy lớn lên thông minh, học giỏi, giờ là cán bộ ngân hàng tại Tây Ninh.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên với "Như có Bác trong ngày đại thắng": Từ trái tim Hà Nội đến tiếng reo trên phố Sài Gòn - Ảnh 4.

Ảnh bản nhạc ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: Hoàng Anh

Nhiều nhà chuyên môn nhận định: Nếu Tiến quân ca là dấu mốc của mùa thu 1945, Chiến thắng Điện Biên là khúc ca của năm 1954, thì Như có Bác trong ngày đại thắng chính là khải hoàn ca của ngày đất nước liền một dải - năm 1975.

Bài hát ấy không chỉ phản ánh lịch sử - mà chính là một phần của lịch sử. Nói về ngày chiến thắng 30/4 là trong tai ta tự nhiên sẽ âm vang ca khúc này. Giờ đây, sau 50 năm, người nghệ sĩ năm xưa vẫn sống giản dị trong căn nhà quen thuộc, bên cây đàn dương cầm, những bức ảnh ắp đầy kỷ niệm, cùng cuốn sổ chép tay những bản nhạc đã đi cùng dân tộc. Và rồi, như một điều tự nhiên, khi chị Phạm Hồng Tuyến dạo lên bản nhạc, ông chậm rãi cất tiếng hát, bắt nhịp cho chúng tôi đồng thanh đầy xúc động: "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…"

90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link