(TT&VH Cuối tuần) - Họa sĩ Lương Xuân Đoàn thích sơn dầu nhưng lại được chỉ định học chuyên khoa Lụa - khoa Hội họa, đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam), dưới sự giảng dạy của nhà giáo - họa sĩ Nguyễn Thụ.
* Bức tranh Chiều trên đảo Hòn Tre của ông (trưng bày tại phòng chuyên đề Tranh lụa của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) có một bảng màu lạ và khác hẳn so với hầu hết các bức tranh lụa trưng bày trong bảo tàng. Hẳn ông còn nhớ những dư luận, ý kiến từ trong giới chuyên môn về sự khác và lạ này khi bức tranh ra đời?
- Bức tranh đúng là có sự thay đổi lớn về đĩa màu cho lụa. Từ trước nó, bảng màu chủ đạo của tranh lụa vẫn là sắc nâu sồng, vàng đất, đỏ bã trầu, sắc trắng ngà, những gam màu trầm ấm, dịu dàng gần với tố chất cơ bản của lụa. Ngay khi học trong trường mỹ thuật, sinh viên chúng tôi rất thấm sự bao trùm của bóng dáng Nguyễn Phan Chánh với những bức tranh lụa được xếp vào hàng kinh điển của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam, chúng dường như đã tạo nên một khuôn mẫu, một quy ước cho bảng màu tranh lụa, vì thế mà những thử nghiệm hay thay đổi cũng không dễ dàng chút nào...
Chiều trên đảo Hòn Tre - Lương Xuân Đoàn
Tôi vẽ Chiều trên đảo Hòn Tre trong một mạch cảm xúc mạnh mẽ sau chuyến đi thực tế. Trước, tôi vẫn luôn nghĩ đến một đĩa màu đa dạng hơn cho lụa, từng thử nghiệm với bài tốt nghiệp nhưng không mấy thành công. Ra trường rồi thì được tung tẩy hơn. Tôi gửi bức tranh đi dự Triển lãm toàn quốc năm 1980, không ngờ được 1 trong 10 giải A, tức là được sự chấp thuận lớn trong Hội đồng nghệ thuật do danh họa Trần Văn Cẩn làm chủ tịch. Nếu nhìn vào lịch sử của Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, triển lãm năm đó là một dấu mốc hết sức quan trọng bởi nó khởi đầu cho một sự thay đổi lớn của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới.
* Như ông vừa nói thì những bảng màu kinh điển của tranh lụa kể từ thời Nguyễn Phan Chánh rất gần với tố chất cơ bản của lụa. Vậy còn với bảng màu tạm gọi là mới của ông thì nó như thế nào?
- Tôi không nghĩ là nó xa cách với tố chất của lụa. Lụa trắng trong, tinh tế, sâu lắng, mềm mại và ấm áp. Bảng màu mới của tôi không làm biến dạng những tố chất ấy.
* Sau thành công với giải A của triển lãm toàn quốc năm đó, hình như ông không tiếp tục với lụa nữa thì phải?
- Nói đúng nhất là tôi tắc với lụa... vì công việc và cuộc sống của tôi thay đổi, tôi không đủ sự tĩnh tâm để vẽ trên lụa nữa. Tôi chuyển sang trạng thái "nghĩ lâu, vẽ nhanh" - trạng thái này không hợp với lụa nên tôi không cố.
* Nghĩa có những nguyên tắc riêng khi làm tranh lụa?
- Thứ nhất, khi vẽ lụa, họa sĩ không thể che giấu được những hạn chế về hình và sắc hay sự cẩu thả, sơ sài về kỹ thuật - thứ mà sơn dầu hay thậm chí sơn mài có thể giúp phần nào nhờ vào việc tạo nên những ấn tượng bề mặt, tỉ dụ như bảng hòa sắc phong phú, việc chồng lớp màu, đắp nổi, thêm những “phụ gia” trên tranh…. Với lụa, tất cả chỉ có trên một bề mặt phẳng mà thôi; lụa là nơi mà tài năng, sự điêu luyện nghề nghiệp hoặc hạn chế của họa sĩ được bộc lộ rõ ràng nhất. Thứ hai, khi vẽ lụa, họa sĩ rất cần phải có sự nhẹ nhõm, thanh thản, tĩnh tâm thực sự từ tâm hồn đến cảm xúc. Thứ nữa, lụa hoàn toàn có thể đáp ứng được mọi ngôn ngữ hội họa hiện đại, từ hiện thực đến biểu hiện, trừu tượng, lập thể, siêu thực; tôi biết có họa sĩ đã thử nghiệm những xu hướng trên với lụa. Chỉ có điều, với không gian trên mặt lụa trong, nơi họa sĩ bộc lộ mọi tài năng hoặc hạn chế nên việc lựa chọn ngôn ngữ hội họa là hết sức quan trọng, nếu chỉ là hình thức thuần túy thì dễ thất bại...
* Là người đi và quan sát nhiều công việc của người trong giới mỹ thuật, ông có thể đưa ra một số nhận xét về hiện tình của tranh lụa hiện nay?
- Tôi cũng nghĩ là lụa và sơn mài đang rơi vào thời đoạn bế tắc trong việc tìm kiếm sự thay đổi của ngôn ngữ mới trên chất liệu truyền thống. Đặc biệt với lụa, thế hệ đi chúng tôi chưa tạo ra được những cú hích về mặt nghề nghiệp để kích thích thế hệ trẻ đến với lụa, như là những thành công trong thay đổi về bảng màu, ngôn ngữ thể hiện. Đồng thời, kinh tế thị trường là một áp lực quá mạnh mẽ, tranh lụa không vượt khỏi dòng tranh thương mại cầm cự hạng ngày ở các gallery…
* Những lo ngại về sự cáo chung của tranh lụa phải chăng là có cơ sở, thưa ông?
- Tôi không khẳng định hay phủ định câu hỏi này, bởi tôi vẫn nghĩ rằng, đây đang trong giai đoạn quá độ, có thể kéo dài đến chừng năm 2020… Tranh lụa chưa có hồi kết đâu và tôi vẫn đang hi vọng về sự biến chuyển lạc quan của nó. Riêng cá nhân tôi, tôi vẫn đang chờ để đến thời điểm có thể trở lại vẽ tranh lụa, hay nói cách khác là như chờ cái duyên trở lại với tranh lụa vậy.
Trương Trần Anh Duy ra mắt MV “Việt Nam khát vọng vươn mình” – dấu ấn khép lại hành trình EP “Ngân nga” đầy cảm xúc, tôn vinh vẻ đẹp Việt Nam qua âm nhạc.
Hòa chung không khí thiêng liêng của mùa Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 (Đại lễ Vesak 2025), diễn ra từ ngày 6 đến 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành trên địa bàn Thành phố ra mắt chuỗi hành trình tâm linh đặc biệt dành cho du khách trong và ngoài nước.
Chiều 5/5/2025, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ngày 5/5, một phái đoàn khảo cổ quốc tế và Libya đã công bố phát hiện dấu tích của một ngọn hải đăng cổ đại trên bờ biển của thành phố Tobruk, miền Đông nước này. Phát hiện này có thể vẽ lại bản đồ các cảng cổ ở Địa Trung Hải và góp phần nâng cao hiểu biết lịch sử về vai trò hàng hải và văn hóa của Libya trong các nền văn minh cổ đại.
Được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ, thác Tà Puồng (hay còn gọi là Trăng Tà Puồng) ở xã miền núi Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có 2 thác nước lớn cao trên 35m, dưới chân thác là hồ nước sâu, trong xanh mát lạnh.
Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp. Đây là đề xuất trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 vừa được công bố lấy ý kiến nhân dân.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 6/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tại lễ trao giải Nghệ thuật Baeksang lần thứ 61 tổ chức tại COEX Hall D, Gangnam, Seoul vào tối 5/5, nhà biên kịch bí ẩn Im Sang Chun đã xuất sắc giành giải Kịch bản xuất sắc nhất mảng truyền hình với bộ phim cảm động Khi cuộc đời cho bạn quả quýt (When Life Gives You Tangerines) - một tác phẩm đình đám trên Netflix.
Từ ngày 2 - 7/5, thành phố Aswan bên bờ sông Nile của Ai Cập trở nên sôi động hơn với Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ (AIWFF 2025) lần thứ 9. Sự kiện này tiếp tục khẳng định cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Với màn hóa thân thuyết phục vào vai thám tử Kiên, diễn viên Quốc Huy đang là cái tên "gây sốt" tại các rạp chiếu. Thành công của Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu không chỉ khẳng định sức hút của nhân vật mà còn chứng minh tài năng và sự nỗ lực không ngừng của nam diễn viên trên hành trình gần hai thập kỷ cống hiến cho nghệ thuật.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg (ngày 5/5/2025) về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án, công trình quy mô lớn và chuẩn bị tổ chức triển lãm các thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Phát biểu tại Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025, Chủ tịch nước đề nghị, cần đưa tâm từ bi vào chính sách, mang trí tuệ vào định hướng phát triển, đề cao tinh thần Vô ngã - Vị tha, tức là làm việc gì cũng không vì bản thân mình mà luôn nghĩ đến lợi ích của đại chúng.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, đội bóng xứ Catalan chỉ còn cách trận chung kết Champions League một cuộc chiến sinh tử nữa và họ hy vọng sẽ vượt qua thử thách mang tên Inter Milan.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, chuẩn bị khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án dịp Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng 8 thành công và Quốc khánh 2/9, trong đó có khánh thành Trung tâm Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh và khởi công cầu Tứ Liên...